Bí ẩn ngoài không gian: Mây chứa rượu, vũ trụ mùi... bít tết

Đám mây chứa đầy rượu hay vũ trụ thực tế có mùi giống như món bít tết hấp dẫn,...là hai trong số những bí ẩn ngoài không gian khiến con người bất ngờ.

Thời gian Mặt Trời chuyển động quanh dải ngân hà kéo dài đến 230 triệu năm, có nghĩa là cả một đời người vẫn không thể chứng kiến được quá trình này. Điều này cho thấy Ngân Hà rộng lớn đến dường nào.

Thời gian Mặt Trời chuyển động quanh dải ngân hà kéo dài đến 230 triệu năm, có nghĩa là cả một đời người vẫn không thể chứng kiến được quá trình này. Điều này cho thấy Ngân Hà rộng lớn đến dường nào.

Một ngày không dài 24 tiếng như chúng ta thường biết - bí ẩn vũ trụ này không phải ai cũng biết. Trong thực tế, một vòng tự quay của Trái Đất lại chậm hơn qua mỗi thế kỷ, và ở thời điểm hiện tại thật sự mất 24 giờ và 2,5 mili giây.

Đám mây chứa đầy rượu W3(OH) là một trong số những bí mật thú vị trong không gian, nằm trong khu vực chòm sao Aquila trải rộng hơn 1.000 lần so với kích thước của toàn bộ Hệ Mặt Trời. Nếu quy đổi đơn vị, ta sẽ có được 400 triệu tỷ tỷ cốc bia lấy ra từ đây.

Ngoại hành tinh khổng lồ mang tên Gliese 436b được bao phủ trong băng lại đang...bốc cháy, đây có thể xem là một trong những điều kỳ lạ nhất của vũ trụ.

Nếu bạn luôn thắc mắc vũ trụ có mùi gì, thì thực tế theo các phi hành gia nó có mùi như...món bít tết. Họ cho biết mùi từ thiết bị thăm dò sau khi đi bộ trong không gian có vẻ khá giống kim loại nóng và bít tết, theo suy đoán suy đoán có thể là dấu vết của sao chết.

Mặt khác, nghiên cứu của Viện Max Planck cho thấy trung tâm Ngân Hà lại có mùi giống như quả mâm xôi. Nguyên nhân được cho là bởi có nhiều ethyl formate trong khu vực, chúng cũng là thành phần hóa học của quả mâm xôi.

Hố đen là một trong số những cấu trúc bí ẩn nhất vũ trụ. Sự hình thành của hố đen trong thực tế là một hiện tượng tương đối hiếm gặp, chứ không xuất hiện một cách đại trà khắp vũ trụ, bởi vì nó cần rất nhiều điều kiện về mật độ vật chất.

Trái Đất của chúng ta tuy không phải một ngôi sao khổng lồ nhưng nhiều nhà khoa học đặt các giả thuyết điên rồ rằng Trái Đất cũng có thể tạo ra một hố đen. Chẳng hạn thứ gì đó nén Trái Đất nhỏ lại như một viên bi, lúc đó mật độ vật chất sẽ vô cùng dày đặc và ta ngay lập tức có được một hố đen mini.

Mặt Trời to lớn và đống vai trò cực kỳ quan trọng trong Hệ Mặt Trời. Không sai khi nói rằng chỉ riêng Mặt Trời cũng đủ sức cân cả hệ bởi nó chiếm đến 99% khối lượng của cả hệ, cho thấy những ngôi sao nặng nề với mật độ vật chất dày đặc đến thế nào.

Các nhà khoa học đã tính toán rằng, Trái Đất khoảng 4,5 tỷ năm tuổi, các thiên hà đầu tiên được hình thành khoảng 13 tỷ năm trước và gần 14 tỷ năm trước thì vũ trụ bắt đầu thành hình. Nếu cùng rút ngắn thời gian theo tỷ lệ, ta sẽ thấy từ thủy tổ đến nay, con người chỉ kéo dài vài giây trong dòng lịch sử.

Dù bằng mắt thường hay thiết bị khoa học hiện đại, cũng không thể nhìn thấy được toàn bộ vũ trụ. Và những gì con người đang biết về vũ trụ chỉ là một phần rất nhỏ.

Lý do Sao Diêm Vương không còn là một hành tinh nữa. Nguồn: youtube

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-ngoai-khong-gian-may-chua-ruou-vu-tru-mui-bit-tet-1410119.html