Bí ẩn sự mất tích của MH370: Manh mối mới có thể giúp tìm ra nguyên nhân MH370 gặp nạn và thùng đồ đáng ngờ

Chuyên gia Jeff Wise chỉ ra một số điểm tương đồng giữa hai thảm kịch hàng không AF447 và MH370, đồng thời đặt câu hỏi liệu vụ tai nạn của 2 hãng hàng không Malaysia và Pháp có liên quan gì nhau hay không.

Theo Express, chuyến bay của hàng không Malaysia MH370 mất tích bí ẩn hôm 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh chở theo 239 người trên khoang. Dù đã 5 năm trôi qua cho đến bây giờ lý do thực sự khiến máy bay mất tích vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, dữ liệu về chuyến bay này có thể được phát hiện nhờ một cuộc điều tra trước đó.

Cuộc điều tra này chính là về sự mất tích của chuyến bay 447 của hàng không Pháp, mất tích hôm 1/6/2009 trong lộ trình từ Rio de Janeiro tới Paris.

Máy bay AF447 đã được tìm thấy gặp nạn ở biển Đại Tây dương khiến 228 người thiệt mạng.

Lý do khiến MH370 mất tích giờ vẫn còn là bí ẩn

Lý do khiến MH370 mất tích giờ vẫn còn là bí ẩn

Trong cuốn sách “Máy bay không ở đây” xuất bản năm 2015, chuyên gia hàng không kiêm nhà báo khoa học Jeff Wise đã giải thích rằng các bài học rút ra từ chuyến bay AF447 “đảm bảo không có tai nạn nào như vậy xảy ra thêm lần nữa”.

Nhờ kết quả điều tra thảm kịch AF227, công ty viễn thông vệ tinh Inmarsat của Anh đã sử dụng các dữ liệu như giá trị Burst Timing Offset (BTO) và Burst Tần số bù (BFO) để tìm ra hướng đi và khoanh vùng khu vực MH370 có khả năng gặp nạn.

BTO là thước đo thời gian thực hiện cho một chuyến đi khứ hồi và có thể được sử dụng để tính khoảng cách giữa vệ tinh và máy bay, trong khi BFO là thước đo chuyển động tương đối của vệ tinh và máy bay.

Các giá trị BFO và BTO cho phép các nhà điều tra vạch ra lộ trình của MH370 qua Ấn Độ Dương.

Chuyên gia Jeff Wise chỉ ra một số điểm tương đồng giữa hai thảm kịch hàng không AF447 và MH370, đồng thời đặt câu hỏi liệu vụ tai nạn của 2 hãng hàng không Malaysia và Pháp có liên quan gì nhau hay không.

Trong cả 2 trường hợp, máy bay mất tích đều vượt ra khỏi tầm kiểm soát của radar mặt đất vào ban đêm.

AF447 được tìm thấy là nhờ máy bay này thường xuyên gửi các bản cập nhật bảo trì đến trụ sở của Air France, nhưng cũng phải đến 2 năm sau mới tìm thấy hộp đen của AF447.

"Khi công cuộc tìm kiếm MH370 vẫn diễn ra, tôi tự hỏi liệu trường hợp của AF447 có gây ra những hiệu ứng tích cực và tiêu cực. Có thể, ai đó học từ vụ AF447 để áp dụng với MH370 thì sao? Trong trường hợp này, tôi muốn nói đến khả năng MH370 bị không tặc", ông Wise cho biết.

Trong khi đó, tờ Le Parisian, một báo cáo về sự mất tích bí ẩn của MH370 cho biết: "Chúng tôi nhận thấy có vài điểm mâu thuẫn trong danh sách hành khách, ví dụ như việc sắp xếp chỗ ngồi".

Ông Ghyslain Wattrelos, công dân Pháp bị mất vợ và 2 con trong bí ẩn MH370, luôn theo dõi các thông tin điều tra về MH370 cho biết: "Có thông tin rằng một vật bí ẩn nặng 89kg đã được chất lên máy bay trước khi nó cất cánh. Một thùng hàng bị quá tải, không ai biết tại sao. Các chuyên gia vẫn chưa đưa ra kết luận. Có thể họ kém cỏi hoặc thao túng thông tin. Mọi việc có thể xảy ra. Đó là một phần câu hỏi dành cho người Malaysia".

Chuyên gia hàng không Tim Termini lại cho rằng một đối tượng đi lậu vé có thể là kẻ cướp máy bay. "Nếu ai đó tìm cách chui được lên máy bay từ trước thì không thể lần theo dấu vết của hắn", theo Express.

Philip Baum, một chuyên gia hàng không khác nói, cần phải điều tra cặn kẽ khả năng này. Ông Baum, hiện là biên tập viên của tạp chí An ninh hàng không quốc tế đồng thời là giáo sư về an ninh hàng không tại đại học Coventry từng nói: "Tôi cho rằng đối tượng đi lậu vé có khả năng cao. Không có quan chức nào tính đến khả năng một kẻ đi lậu vé có mặt trên máy bay".

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bi-an-su-mat-tich-cua-mh370-manh-moi-moi-co-the-giup-tim-ra-nguyen-nhan-mh370-gap-nan-va-thung-do-dang-ngo-a442067.html