Bí ẩn thác nước 'chảy máu' ở Nam Cực

Đó là thác máu - nơi có nước rất lạnh, rất mặn và đỏ như máu, được phát hiện vào năm 1911, bởi nhà địa chất học Thomas Griffith Taylor.

Thác nước màu đỏ đổ ra từ chân sông băng Taylor

Thác máu là hiện tượng thiên nhiên độc đáo nhưng khiến người chứng kiến không khỏi sợ hãi

Ngay sau khi được phát hiện, nơi này đã trở thành sự quan tâm của các nhà khoa học

Lý giải về hiện tượng này, ban đầu có ý kiến cho rằng thác chảy ra nước màu đỏ là do một loại tảo tạo ra

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học xác định cách đây khoảng 1,5 triệu, có một hồ nước mặn chứa các chất sắt

Nhiệt độ nước trung bình của thác máu Nam Cực luôn ở mức -17 độ C, độ mặn cao gấp 2-3 lần so với nước biển thông thường nên không thể đóng băng

Vào mùa hè, khi nhiệt độ ở Nam Cực ấm lên khiến nước hồ trồi lên khiến thác chảy ra nước có màu đỏ như máu

Màu đỏ của thác máu là kết quả của sự kết tủa oxit sắt khi nước muối mang oxit sắt kém bền tiếp xúc với oxy trong không khí

Kết luận được công bố bởi nhóm nghiên cứu là do nước chứa sắt tồn tại ở dạng siêu vi cầu nhỏ hơn 100 lần so với tế bào hồng cầu của con người

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-an-thac-nuoc-chay-mau-o-nam-cuc-post561949.antd