Bí ẩn thanh kiếm ngàn năm sắc lẹm trong mộ Tần Thủy Hoàng

Trong quá trình khám phá lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều thanh kiếm có niên đại hàng ngàn năm tuổi nhưng vẫn vô cùng sắc bén. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao những thanh kiếm ngàn năm không gỉ hay chúng được người xưa làm ra thế nào.

Bên cạnh đội quân đất nung, các nhà khảo cổ Trung Quốc còn tìm thấy một số thanh kiếm ngàn năm không gỉ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Bên cạnh đội quân đất nung, các nhà khảo cổ Trung Quốc còn tìm thấy một số thanh kiếm ngàn năm không gỉ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Trong số những thanh kiếm được tìm thấy, nổi bật là thanh kiếm có ghi dòng chữ: “Đây là thanh kiếm Việt vương Câu Tiễn đã sử dụng”.

Câu Tiễn (496 trước Công nguyên - 465 trước Công nguyên) vốn là vị vua nước Việt nổi tiếng cuối thời kỳ xuân thu trong lịch sử Trung Quốc.

Theo đó, thanh kiếm này có niên đại hơn 2.000 năm tuổi. Dù vậy, thanh kiếm này vẫn vô cùng sắc bén và không bị hoen rỉ dù môi trường xung quanh khá ẩm ướt.

Vì vậy, các chuyên gia đã vào cuộc điều tra và phát hiện bí mật bất ngờ. Cụ thể, các chuyên gia nhận thấy những thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được làm từ đồng.

Đặc biệt, số kiếm này sáng bóng suốt hàng ngàn năm là nhờ được phủ một lớp oxit crom dày 10 - 15 micron (1 micron = 1/1000 mm).

Các chuyên gia cho hay phương pháp phủ crom để chống hao mòn kim loại mới xuất hiện tại Đức từ năm 1937.

Vì vậy, các chuyên gia tò mò không biết người Trung Quốc đã dùng phương pháp nào để tạo ra những thanh kiếm hoàn hảo như vậy trong mộ Tần Thủy Hoàng.

Một giả thuyết được đưa ra cho rằng sở dĩ người Trung Quốc tạo ra được những thanh kiếm ngàn năm không rỉ là vì trong quá trình rèn kiếm, nhiệt và carbon đã khiến các phân tử crom xâm nhập lên bề mặt vũ khí này.

Quá trình này giúp thanh kiếm có một lớp bảo vệ vững chắc, không bị rỉ sét theo thời gian hay tác động của môi trường.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bi-an-thanh-kiem-ngan-nam-sac-lem-trong-mo-tan-thuy-hoang/20190830031350983