Bí ẩn về con sông bị con người 'chính tay giết chết' từ 7000 năm trước

Con người đã tự mình hủy hoại nơi này khi họ lạm dụng kim loại, khiến cho mặt sông ô nhiễm đến mức như bị 'mạ đồng'

Con người đã “độc hại” môi trường từ hàng nghìn năm trước!

Khu vực Wadi Faynan ở miền Nam Jordan vào thời điểm hàng ngàn năm trước đã xuất hiện tình trạng con người lạm dụng kim loại. Trong khu vực này tồn tại một trong những mỏ khai thác kim loại xuất hiện sớm nhất thế giới, có niên đại từ thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đặt ra nghi vấn, làm sao con người lại có khả năng khám phá ra giá trị sử dụng của kim loại trong thời điểm đó?

Đây là hình ảnh hồ Waiau tại Hawaii đã gần như cạn kiệt chỉ còn vài giọt nước mà chẳng rõ lý do. Có lẽ,Waiau cũng giống như con sông “xấu số" đã biến mất vào 7000 năm trước (Ảnh: smithsonianmag.com)

Trong một cuộc thăm dò của các chuyên gia, họ đã phát hiện ra một địa điểm bất thường, mà theo họ là một con sông đã khô cạn do ô nhiễm đồng. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết trong bài báo được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, cho rằng vào 7000 năm trước đã có một nhóm người tập hợp quặng đồng, vận chuyển chúng đến khu vực chỉ cách bờ sông vài km và đốt nóng kim loại ày với nhiệt độ cực cao. Nhóm người này đốt đồng thường xuyên gây ra tình trsngj nồng độ đồng cao bất thường tại khúc sông này, nghiên cứu cũng cho rằng đây là “con sông đầu tiên bị ô nhiễm”.

Những sợi đồng bị tác động bởi nhiệt độ cao sẽ tạo ra “ngọn lửa cầu vồng” mà người cổ đại ưa thích

Lý giải cho hành động “đốt đồng” của người cổ đại, các nhà nghiên cứu cho rằng họ chưa thể biết cách nung chảy đồng thành hình dạng cụ thể, nhưng họ có thể sử dụng đồng đun chảy cho mục đích “vui chơi, thắc mắc, các nghi lễ hoặc lý do tinh thần”. Họ chỉ ra rằng, đồng bị đốt sẽ tạo ra “ngọn lửa đa màu”, và rất có khả năng người cổ đại ưa thích nhảy múa bên một ngọn lửa mang màu sắc của cầu vồng.

Cuối cùng, các nghi thức và việc đốt lửa dẫn tới việc giác ngộ phương pháp luyện kim. Các chuyên gia khẳng định rằng sự tập trung của đồng trên con sông không thể quy cho tự nhiên, mà chính do “một tay con người tạo ra”. Nhận định này trở thành một trong những ví dụ sớm nhất về chất thải vĩnh viễn do hoạt động của con người gây ra. Bởi vậy, thực tế môi trường không chỉ bị ô nhiễm nặng nề sau thời điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, mà trước đó hàng ngàn năm con người đã “độc hại” môi trường sống của chính mình rồi.

Video liên quan:

Vấn đề “nóng nhất” hành tinh- Ô nhiễm môi trường! (Theo Najjarinh0 CANCELLED)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/bi-an-ve-con-song-bi-con-nguoi-chinh-tay-giet-chet-tu-7000-nam-truoc-d133231.html