Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm gì để khắc phục?

Tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu khá phổ biến. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều nhưng các mẹ cũng cần tìm cách cải thiện để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé.

Không chỉ là mệt mỏi, ốm nghén, đau nhức hay nóng trong người, đầy bụng cũng là nỗi than phiền của nhiều chị em trong thời gian mang thai. Vậy nguyên nhân khiến chị em bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là gì và cần làm gì để khắc phục? Hãy tham khảo ngay bài viết này để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi nhé.

Nguyên nhân bị đầy bụng khi mang thai

Thông thường, tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu đều là do chế độ ăn uống không hợp lý và điều độ. Nó làm quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn và thậm chí là ngưng trệ.

Trong 3 tháng đầu thai nhi, mẹ thường tiêu thụ nhiều thức ăn hơn với người thường. Do đó mà nguy cơ bị đầy hơi là điều không thể tránh khỏi. Cùng với đó, nếu như chị em có thói quen ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, uống nhiều cà phê, nước trái cây đóng chai, hay ăn thức ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột cũng có thể gây nên tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Đầy bụng khiến cơ thể bà bầu mệt mỏi nhiều hơn

Biểu hiện của chướng bụng, đầy bụng đó là cảm giác bụng nặng hơn giống như có vật gì vướng ở phía dưới. Sẽ thường xuyên bị ợ chua, ợ khan, chán ăn và đôi khi mẹ bầu có thể bị đau bụng nhẹ. Ngoài ra, khi bị bầy bụng còn khiến cho mẹ bầu có triệu chứng bị tiêu chảy và táo bóng trong thời gian mang thai.

Bà bầu bị đầy bụng 3 tháng đầu có sao không?

Bị đầy bụng là hiện tượng phổ biến không chỉ đối với bà bầu. Tuy đầy bụng khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nhưng nó sẽ không gây ra ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian nhất định và nếu mẹ biết cách phòng tránh thì cảm giác chướng bụng, khó tiêu sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng này không được giải quyết kịp thời có thể khiến mẹ bầu không còn thấy ngon miệng khi ăn, chán ăn. Việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai

Như đã nói trên, chế độ ăn uống chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng khi mang thai. Do đó, để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình sao cho phù hợp nhé.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giảm đầy bụng cho mẹ bầu

Ngoài thực hiện chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, các mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê... giúp cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô uống để quá trình tiêu hóa hoạt động tốt và giảm tình trạng chướng bụng hiệu quả. Ngoài ra rau tía tô cũng giúp an thai, chữa cảm sốt và giúp giảm chướng đầy bụng, khó tiêu khi mang thai. Ngoài ra, nếu bị đầy bụng, mẹ nên uống các loại nước chứa nhiều axit amin để kích thích tiêu hóa như nước chanh, cam nhé.

Tập thể dục đều đặn cũng là một cách giải quyết tình trạng đầy hơi hiệu quả. Các mẹ nên thực hiện khoảng 15 phút sau bữa tối. Điều này sẽ giảm bớt áp lực bị dồn nén trong cơ thể, giúp kích thích tiêu hóa và giảm đầy bụng nhanh chóng nhất.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tạo cho mình thói quen ăn chậm, nhai kỹ và massage bụng thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, kích thích tiêu hóa và giảm chướng bụng, đầy hơi tốt.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết được bà bầu bị đầy bụng 3 tháng đầu phải làm sao rồi. Hãy áp dụng để chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhé.

Bích Thành (tổng hợp)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/bi-day-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-phai-lam-gi-de-khac-phuc-c20a289370.html