Bị gia đình và xã hội chối từ, bị lạm dụng tình dục chính hai nỗi sợ lớn nhất của cộng đồng LGBT

Giới tính của mỗi cá nhân đã được tạo hóa xếp đặt sẵn, không ai có quyền lựa chọn. Chính vì thế, cộng đồng LGBT từ lúc sinh ra đã phải đối mặt thêm những nỗi sợ có thể ám ảnh dai dắng trong cuộc đời so với những người khác.

Sự khác biệt về xu hướng tình dục đã bị xã hội cấm đoán ở không ít nơi từ rất lâu. Tại Trung Quốc, đồng tính vẫn là một “căn bệnh” trong mắt chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới này đến năm 2001. Không chỉ tại đất nước tỷ dân này, những quốc gia có tư tưởng bảo thủ hoặc số đông theo đạo hồi giáo như Malaysia hoặc Indonesia, vùng Trung Đông luôn cấm đoán cuộc sống của người đồng tính. Vì lẽ đó, tư tưởng kì thị, ghê sợ cộng đồng lục sắc đã xuất hiện trong rất nhiều gia đình, họ sợ bị người ngoài chế giễu, sợ hãi điều đó đi ngược lại văn hóa truyền thống, lòng tín ngưỡng tôn giáo. Không ít người sẵn sàng từ mặc, bỏ rơi người thân chính mình nếu họ là thành viên LGBTI.

Indonesia phạt đánh roi một nam thanh niên vì hành vi quan hệ tình dục đồng giới

Seyeda, một người đồng tính 42 tuổi đến từ Pakistan đã gần như bị ám sát tại quê nhà của mình trước khi di cư đến Anh quốc. Sau khi giảng viên hướng dẫn biết cô là người đồng tính đã hủy bỏ luận văn tiến sĩ của cô mà không có bất kỳ sự giải thích hay thay thế nào. Seyeda không thể nương nhờ gia đình hay người thân vì họ không chấp nhận xu hướng tình dục của cô và muốn áp đặt cô kết hôn cùng một người khác. Mặc cô van xin nhưng mọi thỉnh cầu đều không được chấp nhận. Điều tồi tệ nhất vẫn chưa dừng lại tại đó. Seyeda và cô bạn thân của mình bị chính người chồng cưỡng bức cả hai. Khi mọi ánh sáng trong cuộc đời gần như bị dập tắt, cô đã chọn cách rời bỏ quê hương và di cư đến Anh quốc như một du học sinh.

Seyeda, một phụ nữ thuộc cộng đồng LGBTI tại Trung Đông đã gánh chịu không ít sự nỗi đau của số phận

Không riêng gì hoàn cảnh của Seyeda, khi cô đến Anh du học, tham gia vào các tổ chức Pride. Cô nhận ra rằng rất nhiều hoàn cảnh tương tự giống mình đến từ nhiều nơi khác nhau, trong đó số đông từ các quốc gia châu Á. Sau nhiều lần tiếp xúc, lắng nghe, Seyeda nhận ra rất nhiều người giống mình chọn cách sống dưới lớp vỏ bọc nhằm bảo toàn cuộc sống cho bản thân trước những rủi ro sẽ ập đến khi giới tính bị phát hiện.

Người đồng tình từ lúc sinh ra đã gánh phải sự phân biệt đối xử, nhiều người phải chấp nhận sự cô độc

Ngoài vấn nạn bị gia đình kì thị, xa lánh thì lạm dụng tình dục cũng là một hiểm họa khôn lường đã để lại không ít ám ảnh đối với người đồng tính. Nỗi sợ chồng chất nỗi sợ, nhiều lời cầu cứu được gửi đến các tổ chức như SOS-Share Your Stories hay các trang Confession. Gần đây một trường hợp nhiếp ảnh gia nam sử dụng việc chụp ảnh để gạ gẫm, cưỡng bức các nạn nhân vừa được lực lượng an ninh Bristol Anh quốc triệt phá.

Nigel Wilkinson, nhiếp ảnh gia 45 tuổi tại Totter, Bristol, miền đông nước Anh đã đánh thuốc mê các người mẫu nam sau đó chụp ảnh khỏa thân và cưỡng bức họ. Sự việc xảy ra từ năm 2014 đến 2016. Bằng cách sử dụng các tài khoản với tên gọi Strange boy lovers hay India152 mời gọi không ít người mẫu nam, người đồng tính nam chụp ảnh, thủ phạm sau đó thực hiện hành vị phạm tội của mình.

Nhiều nạn nhân bị lạm dụng, chụp ảnh nóng, đe dọa tiết lộ giới tính nhằm ngược đãi tình dục

Đối với cộng đồng lục sắc, việc bị lạm dụng, ép buộc quan hệ tình dục vì những lời đe dọa vẫn diễn ra ngầm trong xã hội. Điều này gây ra stress, áp lực, đẩy cuộc sống của không ít người rơi xuống đáy vực, thậm chí đã có những trường hợp tìm đến con đường tự sát để giải thoát chính mình. Nguyên nhân điều xuất phát từ sự kì thị như một lưỡi dao vô hình trong xã hội. Nếu không có vấn nạn kì thị, gia đình không ghét bỏ, búa rìu dư luận xã hội, sẽ không có những lời đe dọa, không có sự sợ hãi như lưới sắt mưu sát những tâm hồn kém may mắn.

Rào lưới khắc nghiệt vẫn siết chặt cuộc sống của không ít thành viên lục sắc nhưng không thể ngăn cản họ chạm vào ánh sáng

Ngoài những sự việc đáng buồn trên niềm tin vào tương lai vẫn còn bùng cháy trong dòng máu của không ít thành viên cộng đồng lục sắc. Can đảm sống thật với chính mình, đặt dấu chấm cho trang quá khứ tồi tệ, viết tiếp một cuộc sống mới. Họ sẵn sàng vượt lên khó khăn và những điều tước đi hạnh phúc để chứng tỏ mình vẫn sống tốt và đóng góp cho xã hội.

Seyeda là một tấm gương điển hình. Sau khi đến Anh cô đã gác lại quá khứ, tích cực tham gia vào các tổ chức tình nguyện hỗ trợ cộng đồng lục sắc. Trở thành một chuyên viên tư vấn, hằng ngày Seyeda nhận được rất nhiều tin nhắn từ người đồng tính chia sẻ câu chuyện và tiếp thêm nghị lực vào cuộc sống cho họ. Từ đó cô nhận ra rằng xung quanh mình vẫn còn nhiều trường hợp gánh chịu không ít sự kì thị khắc nghiệt, họ luôn cần một bàn tay nắm vững. Giờ đây Seyeda luôn tự hào về bản thân, giới tính của mình cô hy vọng một trang mới nhiều sự yêu thương và đối xử bình đẳng cho cộng đồng LGBTI sẽ được mở ra trong tương lai gần nhất.

Giấc mơ bình đẳng cho tất cả mọi người trên địa cầu dù họ là ai, thuộc giới tính nào sẽ trở thành hiện thực trong tương lai

Bình Duy

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/love-wins/bi-gia-dinh-va-xa-hoi-choi-tu-bi-lam-dung-tinh-duc-chinh-hai-noi-so-lon-nhat-cua-cong-dong-lgbt-4194451.html