Bí mật bất ngờ về chế độ quân chủ Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia có chế độ quân chủ được duy trì lâu đời nhất trên thế giới với bề dày lịch sử khoảng 2.700 năm. Nhà vua Nhật Bản được coi là hậu duệ của thần thánh.

Vương triều Nhật Bản bắt đầu từ năm 660, khi hoàng đế Jimmu lên ngôi và trở thành nhà vua đầu tiên của đất nước. Chế độ quân chủ của Nhật Bản được duy trì từ đó cho đến nay.

Người dân Nhật Bản từ xưa đến nay coi Nhà vua như những hậu duệ của thần thánh. Trong đó, Hoàng đế Jimmu từng được tôn sùng là hậu duệ Nữ thần Mặt trời.

Kể từ 0h ngày 1/5 vừa qua, Hoàng thái tử Naruhito trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản sau khi cha ông là Nhật hoàng Akihito thoái vị, kết thúc triều đại Heisei và bắt đầu triều đại Lệnh Hòa (Reiwa). Tên gọi triều đại này sẽ kéo dài trong suốt thời gian Nhật hoàng Naruhito trị vì.

Nhật hoàng Akihito thoái vị ngày 30/4 vừa qua. Theo đó, Nhật hoàng Akihito là nhà vua đầu tiên thoái vị trong 200 năm qua.

Nhật hoàng Akihito phá vỡ truyền thống khi là Nhật hoàng đầu tiên kết hôn với thường dân. Trước đó, Nhật hoàng thường kết hôn với những phụ nữ xuất thân trong các gia đình quý tộc.

Sau Chiến tranh thế giới 2, vai trò của hoàng đế ở Nhật Bản chỉ còn mang tính biểu tượng. Nhà vua vẫn là người đứng đầu quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến.

Thay vì nắm giữ quyền lực lớn so với trước, sau chiến tranh, Nhật hoàng đóng vai trò là biểu tượng của quốc gia và sự đoàn kết của nhân dân.

Chế độ quân chủ của Nhật Bản thường được nhắc đến với hình ảnh tượng trưng là Ngai vàng Hoa cúc. Biểu tượng quyền lực này thực chất là một chiếc ghế trang trí công phu được biết đến với tên gọi Takamikura.

Các hoàng đế sẽ ngồi lên Takamikura trong ngày đăng quang cùng với Michodai - ngai cho Hoàng hậu. Takamikura hiện đặt tại Hoàng cung Kyoto và là chiếc ngai cổ nhất còn tồn tại và được sử dụng cho đến ngày nay.

Ngai vàng Hoa cúc được đặt trên một bệ hình bát giác cao 5m với xung quanh phủ rèm kín.

Video: Nhật hoàng Akihito thoái vị (nguồn: VTC14)

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-bat-ngo-ve-che-do-quan-chu-nhat-ban-1222084.html