Bí mật khiến công trình La Mã đứng vững suốt 2.000 năm

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ, Thụy Sĩ và Ý đã cùng phối hợp giải mã thành công bí mật đó.

Cách đây hàng ngàn năm, nhiều kiến trúc của đế chế La Mã được xây dựng như đền thờ, cầu cống, đường xá, đấu trường, bến tàu....Không chỉ có kiến trúc độc đáo, những công trình này còn gây ngỡ ngàng với việc tồn tại hàng ngàn năm mà không hề sụp đổ.

Cách đây hàng ngàn năm, nhiều kiến trúc của đế chế La Mã được xây dựng như đền thờ, cầu cống, đường xá, đấu trường, bến tàu....Không chỉ có kiến trúc độc đáo, những công trình này còn gây ngỡ ngàng với việc tồn tại hàng ngàn năm mà không hề sụp đổ.

Các chuyên gia và công chúng không khỏi tò mò vì sao một số kiến trúc được người La Mã cổ đại xây dựng vô cùng kiên cố và có thể đứng vững giữa đất trời suốt hàng ngàn năm.

Những bức tường bê tông của chúng mà bạn chạm tay vào hôm nay đều là cùng bức tường những người La Mã đã dựng lên cách đây 2 thiên niên kỷ.

Đáng tiếc, có vẻ như bí mật tạo nên sức mạnh của bê tông La Mã đã thất truyền. Cho tới gần đây, một nhóm các nhà khoa học từ Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Ý đã cùng phối hợp giải mã thành công bí mật đó.

Công việc nghiên cứu này đã kéo dài hàng chục năm qua bởi nhiều nhóm nghiên cứu tò mò hoặc muốn ứng dụng "công nghệ" xây dựng thời La Mã vào những công trình cần độ bền cao như bến tàu, cống thoát nước hay ở các khu vực thường xảy ra động đất.

Họ phân tích các mẫu được lấy từ một bức tường thành tại địa điểm khảo cổ Privernum, miền trung nước Ý, có thành phần tương tự như các loại bê tông khác được tìm thấy trên khắp La Mã cổ. Họ phát hiện ra rằng các khối màu trắng trong bê tông, được gọi là cục đá vôi (lime clast), giúp bê tông có khả năng tự hàn gắn các vết nứt hình thành theo thời gian.

Cấu trúc hiển vi của một mảnh bê tông La Mã cổ. Màu đỏ là nguyên tố canxi, xanh dương là silic và xanh lá cây là nhôm. Phần màu đỏ lớn ở phần dưới là mảnh đá vôi giàu canxi chịu trách nhiệm cho tính năng tự chữa lành của bê tông La Mã.

Các khối màu trắng trước đây đã bị bỏ qua vì người ta tưởng nó là hậu quả từ việc trộn bê tông cẩu thả hoặc nguyên liệu kém chất lượng.

Phát hiện mới có thể giúp việc sản xuất bê tông ngày nay bền vững hơn, có khả năng làm rung chuyển xã hội loài người như người La Mã đã từng làm được

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng tro núi lửa từ khu vực Pozzuoli, trên Vịnh Naples, là thứ đã làm cho bê tông La Mã trở nên chắc chắn như vậy.

Loại tro này đã được vận chuyển khắp đế chế La Mã rộng lớn để sử dụng trong xây dựng, và được các kiến trúc sư và nhà sử học thời bấy giờ mô tả là thành phần chính để sản xuất bê tông.

Masic nói rằng cả hai thành phần là tro và đá vôi đều quan trọng, nhưng đá vôi đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu quá khứ.

Xem thêm video: Những chi tiết thú vị về chuyện đi vệ sinh thời La Mã cổ đại.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-khien-cong-trinh-la-ma-dung-vung-suot-2000-nam-1795531.html