Bí mật rùng rợn về những bộ hài cốt không nguyên vẹn

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện một số bộ hài cốt không nguyên vẹn. Sau khi thực hiện một loạt kiểm tra, nhiều bí mật rùng rợn về những bộ xương trên được tiết lộ như họ đã chết trong đau đớn như thế nào.

Vào năm 1923, các chuyên gia khảo cổ phát hiện một bộ hài cốt không nguyên vẹn tại bãi đá cổ Stonehenge.

Trong Thế chiến 2, Bảo tàng Royal College of Surgeons - nơi bảo quản bộ hài cốt trên 3 lần bị đánh bom. Theo đó, bộ xương có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi bị mất tích.

Về sau, người ta tìm thấy bộ hài cốt trên và bắt đầu tiến hành hàng loạt kiểm tra phân tích. Cuối cùng, các chuyên gia đi đến kết luận người đàn ông bị chặt đầu bởi thanh kiếm sắc nhọn.

Người này bị hành quyết từ phía sau trong tư thế quỳ gối trước khi được đem đi chôn bên dưới Stonehenge. Các chuyên gia suy đoán người đàn ông này bị giết như vậy vì tội ác nghiêm trọng đã gây ra.

Vào tháng 9/2016, các nhà khảo cổ phát hiện những bộ hài cốt trẻ em bị cụt chân tại tàn tích ngôi đền cổ thuộc khu khảo cổ Chotuna-Chornancap, vùng Lambayeque, Peru.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những bộ hài cốt trẻ em trên có niên đại vào thế kỷ 15 - 16.

Các chuyên gia nhận định những đứa trẻ thuộc nền văn minh Chimu (1100 - 1470) bị người ta cố tình chặt cụt chân. Đây được cho là bằng chứng về việc những đứa trẻ bị đem làm vật tế thần.

Vào tháng 5/2018, các nhà khảo cổ khai quật được hài cốt của một người đàn ông xấu số bị một tảng đá lớn chặt đứt đầu trong khi chạy trốn vụ phun trào núi lửa Vesuvius kinh hoàng tại Pompeii năm 79.

Người đàn ông này bị thương ở chân khi xảy ra thảm kịch trên đã làm giảm tốc độ chạy trốn trước khi bị một tảng đá khổng lồ rơi xuống nghiền nát phần đầu.

Theo đó, người đàn ông ở Pompeii thời xưa đã chết trong sự đau đớn, bị chôn vùi trong tro bụi núi lửa. Chính vì điều này, thi hài không còn nguyên vẹn.

Mời độc giả xem video: Phát hiện hài cốt liệt sỹ có danh tính (nguồn: VTC1)

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-rung-ron-ve-nhung-bo-hai-cot-khong-nguyen-ven-1160119.html