Bí mật tàu tuần dương 'Edinburg' chở đầy vàng

Kho vàng Stalin đã được tìm thấy như thế nào?

Chiến dịch trục vớt vàng Xô Viết từ đáy biển Baren là chiến dịch thành công nhất trong lịch sử đi tìm kho báu của nhân loại.

Nhân mới có thông tin về việc tìm thấy vàng trên con tàu chiến Nga bị đắm, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của tờ “Luận chúng và sự kiện”(AiF) (Nga) ngày 20/7/2018. Ảnh và các ảnh minh họa trong bài là của “AiF”

Tàu tuần dương "Edinburgh ". / wikipedia.org

Những tin tức giật gân gây chấn động từ Nam Triều Tiên liên quan đến việc (một công ty Nam Triều Tiên-ND) phát hiện chiếc tàu tuần dương Nga “Dmitri Donskoi” được cho là mang trên boong tàu một khối lượng vàng trị giá tới 135 tỷ đôla bị đánh đắm (trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật 1900-1895),-, có lẽ, sẽ kết thúc không kèn không trống.

Những chuyên gia Nga chuyên nghiên cứu lịch sử Hải quân Nga đều thống nhất với nhau ở một điểm là “chuyến hàng vàng” nói trên của “Dmitri Donskoi”- đấy chỉ là một câu chuyện hoang đường và không hề có một cơ sở thực tế nào (chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề này trong một bài khác –ND).

Tuy nhiên, hơn 30 năm trước đây quả thực là đã có một kho vàng liên quan trực tiếp đến nước ta (Nga) đã được trục vớt từ một con tàu chiến bị chìm.

Chuyến hàng bí mật thanh toán Lend-lease

Vào thời kỳ đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, các chuyến hàng biển trong khuôn khổ chương trình lend-lease xuất phát từ Anh chở đến cảng Murmansk (Liên Xô) các phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí và những mặt hàng quân sự khác mà Liên Xô cần.

Nhưng không phải ai cũng biết là cũng có những chuyến hàng “lend-lease” ngược (từ Murmansk đến Anh): đó là các chuyến tàu chở các nguyên liệu quý và vàng từ Liên Xô để thanh toán cho các mặt hàng quân sự của Anh.

Ngày 28/4/1942, tàu tuần dương hạng nhẹ Anh “Edinburgh” cùng đoàn tàu hộ tống QP-11 rời cảng Murmansk Liên Xô về Anh. Chỉ có các sỹ quan cao cấp trên chiếc tàu tuần dương này mới có quyền biết là trên tàu có một lô hàng đặc biệt được đưa lên tàu từ cảng Murmansk: 93 thùnggỗ đựng 465 thỏivàngtổngtrọnglượng 5.636 kg.

Ngày 30 tháng 4/1042 tàu “Edinburg” vượt lên trước đội hình tàu hộ tống và bị tàu ngầm U-456 của Đức tấn công. Tàu tuần dương này bị trúng 2 quả ngư lôi: một quả vào sườn trái của tàu, quả thứ hai- vào đuôi tàu. “Edinburg” không thể đi tiếp, nhưng vẫn nổi được trên mặt nước.

Đánhchìm đkhôngrơivàotaykẻthù

Tàu “Edinburgh” lúc đó đã cách cảng Murmansk 187 hải lý. Sau khi 2 tàu khu trục Anh tiếp cận được “Edinburgh”, Bộ Tư lệnh Anh quyết định cho “Edinburgh” quay trở lại cảng Xô Viết. Nhưng ngay sau đó đã xuất hiện các tàu khu trục Đức để đánh chìm hẳn tàu tuần dương Anh “Edinburgh”.

Trong trận hải chiến sau đó, tàu khu trục Đức “Hermann Schoemann“ đã bị các tàu Anh đánh chìm. Nhưng “Edinburgh” cũng bị thương nặng và không thể cơ động được nữa. Bộ Tư lệnh Hải quân Anh lệnh cho kíp thủy thủ của tàu này chuyển sang các tàu khác, còn tàu tuần dương” Edinburg” bị chính các tàu khu trục Anh dùng pháo bắn cho chìm hẳn.Sở dĩ các tướng lĩnh chỉ huy Anh quyết định như vậy là vì họ không muốn để lô hàng quý này rơi vào tay quân Phát xít Đức.

Số vàng trên tàu “Edinburgh” đã được đóng bảo hiểm: 2/3 – tại Bảo hiểm Nhà nước Liên Xô, còn 1/3- tại Ủy ban bảo hiểm các rủi ro quân sự Anh.

Vào thời kỳ Chiến tranh và thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh, không có công nghệ để trục vớt vàng từ tàu “Edinburgh”. Nhưng những thông tin về việc tàu này có chở vàng đã được nhiều người biết đến, và chiếc tàu tuần dương đắm này đã trở thành mục tiêu tiềm tàng cho những kẻ săn tìm kho báu.

Thỏa thuận với Ngài Jessop

Sự phức tạp của vấn đề là ở chỗ bất kỳ ai muốn trục vớt kho báu cũng phải thỏa thuận với Chính phủ Liên Xô và với Chính phủ Anh, bởi vì, ngoài tất cả các chuyện khác, vị trí con tàu “Edinburgh” này đắm đã được công bố là ngôi mộ tập thể của các quân nhân: trên tàu này còn có hài cốt của 57 thủy thủ Anh hy sinh.

Năm 1979, thợ lặn kiêm nhà tìm kiếm các cuộc mạo hiểm người Anh Kate Jessop đã tiến hành một cuộc thám hiểm để xác định chính xác vị trí tàu đắm. Trước đó, Jessop chưa lần nào tìm kiếm vận may trong các cuộc phiêu lưu tìm kho báu dưới đáy biển, nhưng đã thu thập gần như đầy đủ thông tin về “Edinburgh” và tin chắc rằng mình có thể trục vớt được lô hàng quý trên tàu.

Kate Jessop là một con người quảng giao, cởi mở và tốt bụng. Anh đã chiếm được cảm tình của các thành viên trong phái đoàn Xô Viết đến Anh để đàm phán trục vớt tàu. Sau đó Matxcova nhận được báo cáo từ phái đoàn: Jessop không phải là một kẻ phiêu lưu, cũng không phải là gián điệp, có thể làm việc với anh ta.

Tháng 4/1981, các đại diện của Liên Xô và Anh đã ký một thỏa thuận với Hãng tư nhân “Jessop Marine. Recoveries” (của Kate Jessop). Tất cả các chi phí cho chiến dịch trục vớt đều do Kate Jessop và các đồng nghiệp chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp thành công, nhóm tìm kiếm kho báu sẽ nhận 45% số vàng trục vớt được. 55% còn lại sẽ được chia giữa Liên Xô và Anh với tr lệ: 2/3 – thuộc về Liên Xô, 1/3 – thuộc về Anh. Tỷ lệ này được xsc đinh căn cứ vào số tiền mà các bên đã nộp bảo hiểm cho lô hàng này.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/bi-mat-tau-tuan-duong-edinburg-cho-day-vang-3362205/