Bí mật tên lửa chống radar HARM Mỹ cung cấp cho Ukraine lọt vào tay Nga?

Mảnh xác tên lửa chống radar HARM do Mỹ sản xuất mà Nga thu được trong tình trạng khá nguyên vẹn liệu có giúp Moskva khai thác bí mật bên trong?

Tên lửa chống radar HARM do Mỹ sản xuất bắt đầu được Quân đội Ukraine sử dụng trên chiến trường, với tính năng kỹ chiến thuật ưu việt, vũ khí này thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới chức quân sự Nga.

Tên lửa chống radar HARM do Mỹ sản xuất bắt đầu được Quân đội Ukraine sử dụng trên chiến trường, với tính năng kỹ chiến thuật ưu việt, vũ khí này thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới chức quân sự Nga.

Trên chiến trường Ukraine, những bức ảnh về một tên lửa hành trình với phần thân khá nguyên vẹn đã được đăng tải, cho thấy Quân đội Nga có cơ hôi tiếp cận với công nghệ cao bên trong vũ khí do Mỹ chế tạo.

Theo ghi nhận tại hiện trưởng, có bằng chứng cho thấy bộ phận điều khiển điện tử của tên lửa không bị hư hại, từ đó tạo cơ hội để Nga nghiên cứu vũ khí của Mỹ và phát triển những biện pháp đối phó với loại đạn tấn công này.

Trang Reporter của Nga nói rõ: "Trong các hình ảnh được giới thiệu, chúng ta có thể thấy một tên lửa hành trình chưa nổ của Mỹ. Đánh giá dựa trên những dấu hiệu, đây là tên lửa chống radar AGM-88 HARM vừa được Mỹ chuyển giao cho Ukraine".

"Hiện tại vẫn chưa rõ tình trạng cụ thể của quả đạn, tuy nhiên một khối cấu trúc không bị hư hại cung cấp thông tin rất quan trọng về hoạt động của hệ thống dẫn đường trên các tên lửa như vậy".

"Trong lúc này, vẫn chưa rõ có bao nhiêu tên lửa như vậy đang được biên chế trong Quân đội Ukraine, tuy nhiên có ít nhất hai quốc gia đang chuyển giao loại vũ khí này cho Kyiv, chúng được lắp đặt trên máy bay chiến đấu MiG-29".

Các chuyên gia lưu ý rằng trong vài tuần qua, Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng ngày càng nhiều tên lửa chống radar AGM-88 HARM, Kyiv thậm chí tuyên bố vũ khí này đã phá hủy cả đài radar cảnh báo sớm Nebo-M cùng nhiều tổ hợp phòng không khác của Nga.

Về những gì còn lại của quả tên lửa vừa tìm được, các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định đây là phần đuôi của quả AGM-88 HARM bị văng ra xa sau khi đầu đạn đã phát nổ.

Điều này có nghĩa là chi tiết mà Nga thu được chỉ là phần động cơ đẩy không có giá trị, bởi các khí tài quan trong nhất như đầu dò hay linh kiện điện tử nằm ở trên đầu của quả tên lửa đã bị phá hủy hoàn toàn sau vụ nổ.

AGM-88 HARM là tên lửa chống bức xạ diệt radar (AARGM) cao tốc do Mỹ nghiên cứu phát triển, được sản xuất nhằm thay thế phiên bản AGM-45 Shrike đời cũ, cũng như AGM-122 đã tỏ ra lạc hậu.

Tầm bắn của tên lửa chống radar AGM-88 vào khoảng 90 - 150 km (nhưng đầu dò hoạt động hiệu quả ở cự ly ngắn hơn), vận tốc 2.280 km/h, có thể được phóng từ máy bay cánh cố định hoặc trực thăng.

Các phiên bản mới nhất của tên lửa AGM-88 được trang bị hệ thống đa cảm biến, gồm thiết bị đầu cuối sóng milimet, máy thu chống bức xạ (ARH) tiên tiến, tích hợp dẫn đường phức hợp GPS/INS, đối chiếu dữ liệu địa hình điện tử kỹ thuật số (DTED).

Vũ khí này có thể tiêu diệt các tổ hợp phòng không truyền thống cũng như hiện đại của đối phương một cách nhanh chóng nhờ khả năng nhớ chính xác vị trí của đài radar kể cả khi đã tắt máy.

Phiên bản cao cấp AGM-88E HARM thậm chí còn có khả năng kết nối mạng, cung cấp bức tranh tổng quan chiến trường với thời gian thực gần nhất cho chỉ huy lực lượng liên hợp.

So sánh với tên lửa chống radar chủ lực của Nga là Kh-31PD Krypton thì phiên bản AGM-88E HARM của Mỹ vẫn được giới chuyên gia đánh giá cao hơn rất nhiều.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-mat-ten-lua-chong-radar-harm-my-cung-cap-cho-ukraine-lot-vao-tay-nga-post515018.antd