Bí quyết giúp 'đánh bay' chứng ngạt mũi ở trẻ

Hiện tượng ngạt mũi thường khiến trẻ rất mệt mỏi và khó chịu, đặc biệt là ban đêm và khi ngủ.

Ngạt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ và là triệu chứng ban đầu của khá nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm,... Theo đó, tình trạng ngạt mũi sẽ thường gặp vào ban đêm bởi ban ngày trẻ vận động khá nhiều khiến các chất thoát ra ngoài dễ dàng. Còn ban đêm khi ngủ, các chất này ứ đọng ở cổ kéo dài đến mũi như đờm, chất nhầy không thoát ra ngoài được gây tình trạng ngạt mũi.

Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy khó thở và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Chính vì thế, các bậc phụ huynh đều tìm cách giúp trẻ chữa trị dứt điểm tình trạng này và dưới đây bài viết sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp trẻ giảm ngạt mũi vào ban đêm.

Ngạt mũi là căn bệnh khá phổ biến và khiến trẻ khá mệt mỏi và khó chịu khi ngủ. Ảnh minh họa: Internet

Hút và nhỏ mũi cho trẻ trước khi ngủ

Bố mẹ nên hút sạch mũi hoặc nhỏ mũi cho con trước khi ngủ để bé ngủ ngon giấc hơn. Theo đó, chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để làm loãng dịch đờm, đồng thời massage nhẹ nhàng 2 cánh mũi của trẻ. Sau đó khoảng 30 giây đến 1 phút, khi dịch đờm trong mũi đã lỏng thì dùng máy hút để hút bớt dịch ra.

Xông hơi cho trẻ

Nếu trẻ bị ngạt mũi thì bố mẹ có thể xông hơi cho con trước khi ngủ để cảm thấy thư thái và ngủ ngon hơn. Theo đó, có thể nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu oải hương, bạc hà,... vào chậu nước nóng để bé xông hơi. Lúc này, hơi nước nóng sẽ làm dịch đờm trong mũi dễ dàng thoát ra ngoài hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về đêm.

Mặc quần áo rộng rãi

Khi ngủ, bố mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để khi ngủ thoải mái hơn. Ngoài ra, còn có thể khắc phục bằng cách cho con dùng túi ngủ, mặc đồ ngủ liền quần hoặc đeo thêm 1 tấm yếm vào cổ con để giữ ấm vùng cổ.

Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để khi ngủ thoải mái hơn. Điều này cũng giúp giảm cơn ngạt mũi khá hiệu quả và nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet

Giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mái

Cẫn giữ nơi ở của trẻ thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ các chỗ khuất trong nhà vì đây là nơi thường xuyên nhiều nấm mốc. Nếu sử điều hòa thì không nên để quá lạnh, còn dùng quạt thì không nên quay trực tiếp vào mặt của trẻ.

Uống nhiều nước

Khi bị ngạt mũi, trẻ thường thở bằng miệng và điều này sẽ dẫn đến mất nước khá nhiều. Do vậy, trước khi ngủ nên cho trẻ uống nước để giúp bảo vệ đường hô hấp.

Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ

Cảm giác sợ hãi có thể khiến trẻ không thể thở bằng mũi. Theo đó, bố mẹ nên chăm sóc và quan tâm đến trẻ với thái độ tích cực để giảm các tác động của bệnh tật.

Bảo Bình (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/bi-quyet-giup-danh-bay-chung-ngat-mui-o-tre-c21a299441.html