Biến động mạnh đầu năm, đại gia nào 'rơi' nhiều tiền nhất?

Thị trường chứng khoán vừa kết thúc tháng đầu tiên của năm 2021 với đầy cung bậc cảm xúc. Top 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán cũng có tới 4 tỷ phú chứng kiến tài sản thông qua nắm giữ cổ phiếu sụt giảm

Chốt phiên cuối cùng của tháng Giêng, 29/01, VN-Index giảm mạnh tuần thứ hai liên tiếp xuống 1.056,61 điểm, giảm 47 điểm (4%) kể từ đầu năm 2021.

Điều này đồng nghĩa với việc các tỷ phú chứng khoán của Việt Nam ngậm ngùi khi dòng tài sản nghìn tỷ trồi sụt, chủ yếu tập trung trong hai tuần cuối tháng Giêng.

Mức tăng nhẹ 0,64% của cổ phiếu VJC của Vietjet Air trong một tháng qua giúp bà Thảo có thêm hơn 160 tỷ đồng thông qua sở hữu cổ phiếu này

Mức tăng nhẹ 0,64% của cổ phiếu VJC của Vietjet Air trong một tháng qua giúp bà Thảo có thêm hơn 160 tỷ đồng thông qua sở hữu cổ phiếu này

Theo thống kê tại top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay gồm: ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), ông Trần Đình Long (Chủ tịch Hòa Phát Group), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank), và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan Group), duy nhất bà Thảo đón mức tăng giá trị tài sản vào cuối tháng.

Với mức tăng nhẹ 0,64% của cổ phiếu VJC của Vietjet Air trong một tháng qua, giá trị cổ phiếu VJC của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng thêm gần 162 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc cổ phiếu HDB của HDBank giảm mạnh 6,1% trong tháng qua đã làm chậm đà tăng về tổng tài sản của bà Thảo. Vì vậy, giá trị tài sản thoogn qua cổ phiếu của nữ tỷ phú duy nhất trong top 5 giàu nhất sàn tăng hơn 93 tỷ đồng sau khi kết thúc tháng đầu tiên của năm 2021. Hiện bà Thảo đang đứng ở vị trí thứ ba với tổng tài sản 26.490 tỷ đồng.

4 người còn lại trong top 5 đều ghi nhận mức sụt giảm lớn về giá trị cổ phiếu. Cụ thể, giá trị cổ phiếu VIC của Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ đã giảm 16.867 tỷ đồng, còn 190.528 tỷ đồng sau khi kết thúc tháng 1/2020.

Người giàu thứ hai trên sàn, tỷ phú Trần Đình Long, cũng trải qua tháng 1 không mấy suôn sẻ, điều hiếm thấy đối với vị tỷ phú này trong suốt 1 năm trở lại đây.

Đóng cửa phiên 29/1, HPG của Tập đoàn Hòa Phát lùi về 39.150 đồng/cp, giảm 5,54% so với cuối năm 2020. Do đó giá trị cổ phiếu do ông Long nắm giữ đã giảm 1.990 tỷ đồng, còn 33.825 tỷ đồng.

Tuy vậy, trong báo cáo mới nhất của SSI Research phát hành ngày 29/01, nhà phân tích khuyến nghị nhà đầu tư mua vào đối với cổ phiếu HPG và đặt kỳ vọng có thể tăng lên 49.000 đồng/cp.

Lý do của khuyến cáo này là dựa vào daonh thu, lợi nhuận của Hòa Phát trong quý gần nhất. Lũy kế cả năm 2020, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của Hòa Phát đạt lần lượt là 91,3 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và 13,5 nghìn tỷ đồng (tăng 78% so với cùng kỳ).

Đối với hai tỷ phú còn lại trong top 5, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang, mức tăng 1,58% về giá của cổ phiếu TCB và 4% đối với cổ phiếu MSN tác động khá mạnh đến tài sản thông qua nắm giữ cổ phiếu.

Tổng giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh tại MSN và TCB đã giảm 821 tỷ đồng sau khi kết thúc tháng 1/2021, còn 22.400 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng giá trị tài sản tại MSN và TCB của ông Nguyễn Đăng Quang giảm 852 tỷ đồng, còn 21.862 tỷ đồng.

Hiện tại, hai ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang đang lần lượt nắm giữ vị trí thứ tư và thứ năm trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiền Anh

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong/24h/bien-dong-manh-dau-nam-dai-gia-nao-mat-nhieu-tien-nhat-276195.html