Bình Thuận: năm 2022, kinh tế - xã hội đạt kết quả toàn diện

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2022, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; giao nhiệm vụ và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ/CP ngày 30-01-2022 của Chính phủ. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đạt được những kết quả tích cực.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2022, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; giao nhiệm vụ và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ/CP ngày 30-01-2022 của Chính phủ. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đạt được những kết quả tích cực.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành vượt mức kế hoạch, quốc phòng- an ninh được bảo đảm

Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh GRDP ước đạt 7,75% (KH là 7%), trong đó: Khu vực nông - lâm - thủy sản ước đạt 2,50% (KH là 3,35%); khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 6,66% (KH là 11,08%); Dịch vụ ước đạt 14,88% (KH là 6,87%); Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 829,4 triệu USD (KH là 727,9 triệu USD); Thu ngân sách nhà nước ước đạt 11.300 tỷ đồng (KH là 8.488 tỷ đồng); Chi đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 2.870,8 tỷ đồng (KH là 2.961 tỷ đồng).

Phát triển công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2022 ước thực hiện 39.189,7 tỷ đồng, tăng 9,36% so với năm 2021 và tăng 18,31% so với năm 2019. Đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các công trình, dự án điện, chú trọng phối hợp với ngành điện đầu tư hệ thống lưới điện, truyền tải điện để giải phóng công suất các nhà máy điện. Thực hiện công tác xúc tiến đầu tư và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện để các chủ đầu tư sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải tỏa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai đầu tư xây dựng KCN Sơn Mỹ 1, KCN Sơn Mỹ 2, KCN Tân Đức.

 Đồng chí Đoàn Anh Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” gắn với Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2023. Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2023 được tổ chức tại Bình Thuận.

Đồng chí Đoàn Anh Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” gắn với Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2023. Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2023 được tổ chức tại Bình Thuận.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định. Diện tích gieo trồng cây ngắn ngày năm 2022 ước thực hiện 198.926ha, giảm 0,84% so năm 2021 (tăng 2,33% so với năm 2019). Đã chuyển đổi 5.198ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tập trung đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, chứng nhận cây thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Khai thác thủy sản biển: Tiếp tục đầu tư theo hướng giảm dần tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Sản lượng hải sản khai thác năm 2022 ước đạt 231.380 tấn, tăng 0,58% so với năm 2021 (tăng 5% so với năm 2019); sản lượng thủy sản nuôi ước đạt 11.838,5 tấn, tăng 2,25% so với năm 2021. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường; đặc biệt, thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Trung ương về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; khắc phục tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU theo ý kiến kết luận của Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu; tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa...

Tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, ước đến cuối năm 2022 toàn tỉnh có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 71/93 xã (chiếm 76,34%), trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; duy trì 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Phú Quý, Đức Linh).

Hoạt động du lịch và thương mại, dịch vụ: Tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp tích cực nhằm phục hồi, kích cầu du lịch, qua đó hoạt động du lịch có nhiều tín hiệu khởi sắc; các doanh nghiệp phục vụ du khách chu đáo, xây dựng các chương trình giảm giá kích cầu du lịch, triển khai nhiều gói sản phẩm du lịch mới thu hút du khách. Dự ước trong năm 2022 đón 5.720 ngàn lượt khách, gấp 3,22 lần so với năm 2021; doanh thu du lịch 13.680 tỷ đồng, gấp 3,29 lần so với năm 2021.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 74.400 tỷ đồng, tăng 25,10% so với năm 2021 và tăng 27,73% so với năm 2019. Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tiếp tục được quan tâm, chuyển đổi phương thức thực hiện công tác xúc tiến, mang lại hiệu quả nhất định. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; bình ổn tình hình thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 829,4 triệu USD, đạt 113,94 kế hoạch, tăng 28,87% so với năm 2021 và tăng 12,59% so với năm 2019; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.320 triệu USD, tăng 13,62% so với năm 2021.

Đầu tư phát triển: UBND tỉnh đã phân khai kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 kịp thời, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho công trình hoàn thành, thanh toán nợ xây dựng cơ bản, công trình chuyển tiếp đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí theo quy định của trung ương. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn được giao, nhất là công trình trọng điểm. Thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh năm 2022; định kỳ hằng tháng, tiến hành rà soát đánh giá tiến độ thực hiện từng dự án để kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân, điều chuyển vốn cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2022. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31-10-2022 là 2.699,92 tỷ đồng, đạt 56,14% kế hoạch, ước giải ngân cả năm đạt trên 95% kế hoạch.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 11.300 tỷ đồng, đạt 133,13% dự toán. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện cả năm 11.534,78 tỷ đồng, đạt 116,42% dự toán, tăng 22,63% so với năm 2021 (tăng 44,73% so với năm 2019).

Chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được duy trì, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, từ đầu năm đến ngày 31-10-2022 có thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia (gồm 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở), nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia đến nay là 274/536 trường, đạt tỷ lệ 51,11%.

Tỉnh đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại cho đối tượng 18 tuổi trở lên, hoàn thành hai mũi vắc-xin phòng COVID-19 cơ bản cho trẻ từ 12-17 tuổi, triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi; tiếp tục triển khai tiêm mũi nhắc lại cho trẻ từ 12-17 tuổi. Triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh trao hoa chúc mừng đơn vị đăng cai Năm Du lịch quốc gia cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng.

Chương trình chuyển đổi số được quan tâm triển khai, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng trang thông tin điện tử về chuyển đổi số của tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có nhiều cố gắng. Dự ước năm 2022 giải quyết việc làm cho khoảng 22.000 lao động, đạt 110% kế hoạch, tăng 36,43% so với năm 2021, trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm cho 5.500 lao động, đạt 392,86% kế hoạch.. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Triển khai thực hiện về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Đôn đốc việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chỉ đạo triển khai lập, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm; các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đầy đủ, quyết liệt, toàn diện trên các lĩnh vực theo đúng kế hoạch của tỉnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện của bộ, ngành Trung ương. Hoạt động kiểm tra công tác cải cách hành chính được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót; công tác tuyên truyền cải cách hành chính đã thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, huy động phối hợp tham gia của các cấp, ngành và các tổ chức đoàn thể. Đã tổ chức hội nghị phân tích chỉ số PCI và chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cải thiện, nâng cao chỉ số nêu trên; đánh giá kết quả thực hiện các mô hình thí điểm về cải cách hành chính để đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời các hạn chế, khuyết điểm.

Công tác quốc phòng, an ninh: Tập trung triển khai, thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về công tác sẵn sàng chiến đấu; bảo vệ an toàn các cao điểm. Triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và tổ chức giao quân năm 2022 hoàn thành 100% chỉ tiêu ở 3 cấp và hoàn thành bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng và an ninh năm 2022 các cấp.. Duy trì phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Vùng 4 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 3 nắm tình hình, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển của tỉnh.

Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh ngăn chặn, giải quyết kịp thời, không để phát sinh phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Triển khai quyết liệt các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, kéo giảm sâu tội phạm về trật tự xã hội.

Hoàng Hào

Nguồn Xây Dựng Đảng: http://www.xaydungdang.org.vn/van-hoa-xa-hoi/binh-thuan-nam-2022-kinh-te-xa-hoi-dat-ket-qua-toan-dien-18385