Bình Thuận phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm thủy sản an toàn

* Thanh Hóa trồng cây dược liệu nâng cao hiệu quả kinh tếThực hiện chủ trương phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bảo đảm quản lý nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tỉnh Bình Thuận đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh; khuyến khích các cơ sở, người lao động tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm thủy sản an toàn. Tỉnh phấn đấu năm 2020, có 50% số sản phẩm thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi.

Nông dân xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) thu hoạch cà gai leo. Ảnh: VŨ THƯỢNG

Nông dân xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) thu hoạch cà gai leo. Ảnh: VŨ THƯỢNG

* Thanh Hóa trồng cây dược liệu nâng cao hiệu quả kinh tế

Thực hiện chủ trương phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bảo đảm quản lý nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tỉnh Bình Thuận đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh; khuyến khích các cơ sở, người lao động tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm thủy sản an toàn. Tỉnh phấn đấu năm 2020, có 50% số sản phẩm thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi.

Theo đó, tỉnh thực hiện liên kết, kiểm soát tất cả các khâu, từ đánh bắt đến thu mua, sơ chế, chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ theo chuỗi (HACCP), bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về an toàn chất lượng.

Năm 2019, tỉnh đã xây dựng và kết nối hoàn thiện 36 chuỗi cung ứng thủy sản an toàn; trong đó có 25 chuỗi thủy sản khô, thủy sản đông lạnh và đồ hộp với hơn 27 nghìn tấn sản phẩm. Riêng đối với sản phẩm nước mắm Phan Thiết, tỉnh đã thực hiện quản lý chất lượng từ năm 2014. Tỉnh chỉ đạo tiếp tục nhân rộng mô hình chuỗi cung ứng nước mắm an toàn. Đến nay, toàn tỉnh có 10 chuỗi cung ứng nước mắm với sản lượng được kiểm soát theo chuỗi là 13,3 triệu lít/năm. Việc xây dựng thành công các chuỗi cung ứng thực phẩm thủy sản an toàn đã giúp người lao động nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất và kinh doanh cũng được cải thiện rõ rệt.

* Vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cho những loại cây hiệu quả kinh tế thấp tại một số địa phương. Trong đó, tỉnh chú trọng hướng dẫn người dân, doanh nghiệp lựa chọn những cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo tồn, phát triển các giống dược liệu quý của địa phương. Tỉnh chỉ đạo các địa phương phối hợp các doanh nghiệp nghiên cứu thổ nhưỡng, đánh giá tiềm năng phát triển, nghiên cứu thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm; đồng thời mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng cây dược liệu cho nông dân. Cùng với đó, tỉnh nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đầu tư trồng thử nghiệm sang nhân rộng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để nâng cao giá trị kinh tế của các loại cây dược liệu, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng liên kết sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Nhiều mô hình liên kết sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần gìn giữ, quảng bá nguồn giống dược liệu quý của địa phương. Điển hình các mô hình trồng cây nhân sâm, cà gai leo, húng quế, ích mẫu, nghệ… Năm 2019, toàn tỉnh có hơn 4.250 ha cây dược liệu, với các loại sản phẩm đa dạng phong phú như: thảo dược dùng trong thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chế phẩm diệt côn trùng... Mỗi năm, giá trị sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1.120 lao động, thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/43258002-binh-thuan-phat-trien-chuoi-cung-ung-thuc-pham-thuy-san-an-toan.html