Blockchain tại Việt Nam chưa phát triển đã 'chảy máu chất xám'

Thế giới đang trong cuộc đua đón cách mạng công nghiệp 4.0, với blockchain, Việt Nam lại rơi vào tình trạng 'chảy máu chất xám' blockchain.

Nguồn : Blockchain Futures Lab

“Blockchain là hệ thống lưu trữ thông tin trên mạng máy tính cá nhân (khối), giúp cho dữ liệu không chỉ được phân phối đến người dùng mà còn được phân nhánh (chuỗi). Blockchain là một cuốn sổ cái (máy chủ) mở và phân tán thông tin”.

Việt Nam có cơ hội thành trung tâm blockchain của Đông Nam Á

Giới chuyên gia công nghệ trên thế giới nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nắm bắt công nghệ blockchain, từ đó tạo đà cho nền kinh tế số tăng trưởng vượt bậc. Lợi thế lớn là người Việt rất thông minh, cần cù, sáng tạo.

Ông Tong Hsien-Hui, Phó Giám đốc Investments SGInnovate bày tỏ, "Việt Nam có rất nhiều nhân tài. Blockchain là mảnh đất màu mỡ để các bạn phát triển và tôi hoàn toàn tin tưởng điều này".

Bà Nicole Nguyễn, Giám đốc tiếp thị Công ty nghiên cứu Infinity Blockchain Labs đánh giá, Việt Nam có cơ hội "khổng lồ" tận dụng các tài năng trong lĩnh vực công nghệ cao cũng như cộng đồng hiểu biết về công nghệ để cùng phát động nhiều dự án khởi nghiệp.

"Người Việt khởi nghiệp cần nhắm đến việc xây dựng các ứng dụng của blockchain vượt trên ứng dụng tiền mã hóa. Điều này về lâu dài sẽ định vị chiến lược, vị trí của Việt Nam trên bản đồ blockchain toàn cầu”, bà Nicole nhấn mạnh.

Ông Eddie Thái, một đối tác của quỹ đầu tư 500 Startups tại Việt Nam, dự đoán, "Trong 30 năm tới, Việt Nam có cơ hội đứng trong top 30 nền kinh tế hàng đầu. Điều quan trọng là Việt Nam có nắm được cơ hội trở thành trung tâm của sự đổi mới các quốc gia đang phát triển hay không?".

Giới chuyên gia nhận định, tại Việt Nam hiện nay, một số ngành có tiềm năng cao ứng dụng công nghệ blockchain là giao dịch tài chính – đầu tư, quản lý hồ sơ y tế và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

"Chảy máu" chất xám blockchain

Trên thực tế, khá nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của người Việt Nam đã hoạt động và phát triển tốt ở lĩnh vực blockchain.

Ví như trong 5 người Việt thuộc Top 30 gương mặt nổi bật nhất châu Á dưới 30 tuổi năm 2018 của Forbes, có 2 người thành công với công nghệ blockchain. Đó là, Lưu Thế Lợi, Sáng lập viên - CEO Kyber Network, tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực Blockchain - tiền điện tử và Victor Tran, đồng sáng lập Kyber Network, giữ chức vụ Kỹ sư trưởng.

Thế nhưng, phải nhìn nhận một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng blockchain phải đăng ký kinh doanh ở các quốc gia khác như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... mặc dù vẫn hoạt động tại Việt Nam.

Ông Vương Quang Long, Sáng lập và Giám đốc của Tomochain chia sẻ, khách hàng của Tomochain có tới 95% là quốc tế, chỉ có 5% là khách hàng Việt. Tuy nhiên, 90% đội ngũ kỹ sư xuất phát từ Việt Nam.

"Đây là động lực để chúng tôi tự tin mang trí tuệ người Việt cạnh tranh bình đẳng với thế giới", ông Vương Quang Long tự hào.

Tuy nhiên, hoạt động về ứng dụng blockchain tại Việt Nam, sử dụng nhân lực trong nước nhưng Tomochain lại đăng ký kinh doanh ở Singapore. Lý giải điều này, ông Vương Quang Long cho biết là do yêu cầu của nhà đầu tư.

"Các nhà đầu tư luôn cần có chính sách rõ ràng, quy trình cụ thể khi đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào, nhưng tại Việt Nam, chúng tôi không thể thực hiện được điều này. Do đó, chúng tôi phải đăng ký công ty ở Singapore để có thể hoạt động bình thường", ông Long cho biết.

Giám đốc của Tomochain cũng mong muốn Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc gọi vốn từ nước ngoài vào lĩnh vực blockchain, để các dự án, start-up có điều kiện phát triển.

Theo bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH World Tax Service, thuật ngữ về blockchain ở Việt Nam còn hạn chế. Việt Nam có tài nguyên nhân sự, nhân lực kỹ thuật cao, đầy tiềm năng và sự thông minh để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, chất lượng thế giới.

Tuy nhiên vì những vướng mắc trong khung pháp lý mà Việt Nam rơi vào tình trạng "chảy máu chất xám". "Đây thực sự là một thiệt thòi lớn và Việt Nam cần phải bảo vệ điều đó", bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo nhấn mạnh.

"Xét theo khu vực châu Á, Việt Nam đang bị thụt lùi so với nhiều nước nếu không phá bỏ rào cản pháp lý để vực dậy công nghệ và vận dụng tiềm năng của chính chúng ta", bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo cho biết thêm.

Ông Dane Elliott, Giám đốc Kinh doanh Achain khuyến nghị, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều cần có một quy định cụ thể để điều phối phát triển ứng dụng blockchain.

Ấn Độ, Trung Quốc là những nước đã phát triển về ứng dụng blockchain nhưng hiện cũng chưa có khuôn khổ pháp lý toàn diện. Ông Dane Elliott nêu vấn đề "Điều này đòi hỏi cần thực hiện nay một khuôn pháp lý với blockchain và tiền mã hóa, tất nhiên, vai trò của Chính phủ các nước vô cùng quan trọng".

Ông Dane Elliot đánh giá, Việt Nam có số lượng doanh nghiệp công nghệ đang phát triển rất nhanh, với nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài.

"Việc xây dựng cơ chế pháp lý tốt sẽ góp phần mang lại nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này. Từ đó, Việt Nam có thể trở thành trung tâm blockchain và tiền mã hóa của khu vực và trên thế giới", ông Dane Elliot nói.

Ông Manfred Otto, Luật sư Cấp cao Duane Morris Việt Nam cho rằng, việc đưa ra các luật sẽ rất mất thời gian. Vì thế từ khi luật ra đời đến lúc thực hiện cần thời gian để "chạy thử" xem mức độ tuân thủ của người dân đến đâu, cũng như lường trước được những rủi ro, nguy cơ.

Ông Manfred Otto nêu ví dụ về việc thanh toán của Nhật Bản. Quốc gia này đã ban hành đạo luật thanh toán được sửa đổi năm 2016. Theo đó, người dân có thể dùng tiền mã hóa để trao đổi, mua đĩa CD, máy tính... nhưng lại không thể sử dụng cho những giao dịch lớn.

"Nếu không cho phép người dân thử nghiệm, chúng ta không biết giao dịch lớn sẽ diễn ra như thế nào. Để việc này diễn ra công khai, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi giao dịch. Ngược lại, dù không được phép, sẽ vẫn có một nhóm người thực hiện và chúng ta không thể quản lý được", ông Manfred nói.

Ông Manfred phân tích, "Tương tự như vậy, khi trao đổi quả xoài với quả bưởi. Nếu đơn thuần là một vài quả, sẽ không nhiều người quan tâm đến giao dịch đó, nhưng khi số lượng đó tăng lên 10 - 15 tấn, sẽ có nhiều người tò mò. Khi đó, cần phải theo dõi chặt chẽ giao dịch và có quy định rõ ràng".

Việt Nam phải đi tắt và đón đầu trong công nghiệp 4.0

Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự và kinh tế, Bộ Tư Pháp, tại Nghị quyết 23 về chiến lược phát triển công nghệ Việt Nam đến năm 2030, Bộ Tư Pháp đã vạch ra định hướng Việt Nam phải đi tắt và đón đầu trong công nghiệp 4.0, phải xác định trọng tâm của blockchain.

"Tuy nhiên, cơ quan nhà nước phải xác định rõ việc sử dụng blockchain. Nhà nước phải tạo khung pháp lý để khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp phát triển blockchain", ông Nguyễn Thanh Tú nói.

Ông Nguyễn Thanh Tú khẳng định, Nhà nước khuyến khích sử dụng, giao dịch, trao đổi tài sản dựa trên blockchain và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng blockchain.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự và kinh tế cho biết thêm, "cần tạo ra khung pháp lý an toàn, minh bạch, bảo vệ các bên. Ngoài ra, các bộ ngành phải rà soát về luật, các quy định hạn chế sự phát triển của blockchain thì cần loại bỏ và những điều giúp phát triển thì cần phải thêm".

Chia sẻ ý kiến về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài chính - ngân hàng, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dự kiến, tháng 8 tới, Thủ tướng Chính phủ giao NHNN đưa ra một khung thử nghiệm pháp lý hỗ trợ các công ty Fintech.

Nhận thức được tính tất yếu, tiềm năng ứng dụng to lớn cũng như những thách thức mới đặt ra của công nghệ blockchain, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai các công việc có liên quan nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Theo đó, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ blockchain; nghiên cứu kinh nghiệm các nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phù hợp để thúc đẩy, kiểm soát công nghệ blockchain tại Việt Nam.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cam kết hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ blockchain thông qua các chương trình KH&CN cấp quốc gia, như chương trình KH&CN về Chính phủ điện tử, chương trình KH&CN về Cách mạng công nghệ lần thứ 4 mà Bộ KH&CN đang hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Cùng với đó, Bộ KH&CN cũng ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện dự án có ứng dụng công nghệ blockchain thông qua Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".

Theo giới chuyên gia, hiện, blockchain đang ở thời kỳ đầu phát triển giống như internet cách đây 20 năm. Blockchain sẽ thay đổi thế giới như internet từng làm, nhưng nó cần thời gian phát triển và trưởng thành. Để nền tảng blockchain có bước tiến nhanh và vững chắc, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khung khổ pháp lý hoàn thiện để quản lý blockchain và tiền mã hóa là điều hết sức bức thiết./.

Nguồn : Blockchain Futures Lab

“Blockchain là hệ thống lưu trữ thông tin trên mạng máy tính cá nhân (khối), giúp cho dữ liệu không chỉ được phân phối đến người dùng mà còn được phân nhánh (chuỗi). Blockchain là một cuốn sổ cái (máy chủ) mở và phân tán thông tin”.

Việt Nam có cơ hội thành trung tâm blockchain của Đông Nam Á

Giới chuyên gia công nghệ trên thế giới nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nắm bắt công nghệ blockchain, từ đó tạo đà cho nền kinh tế số tăng trưởng vượt bậc. Lợi thế lớn là người Việt rất thông minh, cần cù, sáng tạo.

Ông Tong Hsien-Hui, Phó Giám đốc Investments SGInnovate bày tỏ, "Việt Nam có rất nhiều nhân tài. Blockchain là mảnh đất màu mỡ để các bạn phát triển và tôi hoàn toàn tin tưởng điều này".

Bà Nicole Nguyễn, Giám đốc tiếp thị Công ty nghiên cứu Infinity Blockchain Labs đánh giá, Việt Nam có cơ hội "khổng lồ" tận dụng các tài năng trong lĩnh vực công nghệ cao cũng như cộng đồng hiểu biết về công nghệ để cùng phát động nhiều dự án khởi nghiệp.

"Người Việt khởi nghiệp cần nhắm đến việc xây dựng các ứng dụng của blockchain vượt trên ứng dụng tiền mã hóa. Điều này về lâu dài sẽ định vị chiến lược, vị trí của Việt Nam trên bản đồ blockchain toàn cầu”, bà Nicole nhấn mạnh.

Ông Eddie Thái, một đối tác của quỹ đầu tư 500 Startups tại Việt Nam, dự đoán, "Trong 30 năm tới, Việt Nam có cơ hội đứng trong top 30 nền kinh tế hàng đầu. Điều quan trọng là Việt Nam có nắm được cơ hội trở thành trung tâm của sự đổi mới các quốc gia đang phát triển hay không?".

Giới chuyên gia nhận định, tại Việt Nam hiện nay, một số ngành có tiềm năng cao ứng dụng công nghệ blockchain là giao dịch tài chính – đầu tư, quản lý hồ sơ y tế và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

"Chảy máu" chất xám blockchain

Trên thực tế, khá nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của người Việt Nam đã hoạt động và phát triển tốt ở lĩnh vực blockchain.

Ví như trong 5 người Việt thuộc Top 30 gương mặt nổi bật nhất châu Á dưới 30 tuổi năm 2018 của Forbes, có 2 người thành công với công nghệ blockchain. Đó là, Lưu Thế Lợi, Sáng lập viên - CEO Kyber Network, tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực Blockchain - tiền điện tử và Victor Tran, đồng sáng lập Kyber Network, giữ chức vụ Kỹ sư trưởng.

Thế nhưng, phải nhìn nhận một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng blockchain phải đăng ký kinh doanh ở các quốc gia khác như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... mặc dù vẫn hoạt động tại Việt Nam.

Ông Vương Quang Long, Sáng lập và Giám đốc của Tomochain chia sẻ, khách hàng của Tomochain có tới 95% là quốc tế, chỉ có 5% là khách hàng Việt. Tuy nhiên, 90% đội ngũ kỹ sư xuất phát từ Việt Nam.

"Đây là động lực để chúng tôi tự tin mang trí tuệ người Việt cạnh tranh bình đẳng với thế giới", ông Vương Quang Long tự hào.

Tuy nhiên, hoạt động về ứng dụng blockchain tại Việt Nam, sử dụng nhân lực trong nước nhưng Tomochain lại đăng ký kinh doanh ở Singapore. Lý giải điều này, ông Vương Quang Long cho biết là do yêu cầu của nhà đầu tư.

"Các nhà đầu tư luôn cần có chính sách rõ ràng, quy trình cụ thể khi đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào, nhưng tại Việt Nam, chúng tôi không thể thực hiện được điều này. Do đó, chúng tôi phải đăng ký công ty ở Singapore để có thể hoạt động bình thường", ông Long cho biết.

Giám đốc của Tomochain cũng mong muốn Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc gọi vốn từ nước ngoài vào lĩnh vực blockchain, để các dự án, start-up có điều kiện phát triển.

Theo bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH World Tax Service, thuật ngữ về blockchain ở Việt Nam còn hạn chế. Việt Nam có tài nguyên nhân sự, nhân lực kỹ thuật cao, đầy tiềm năng và sự thông minh để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, chất lượng thế giới.

Tuy nhiên vì những vướng mắc trong khung pháp lý mà Việt Nam rơi vào tình trạng "chảy máu chất xám". "Đây thực sự là một thiệt thòi lớn và Việt Nam cần phải bảo vệ điều đó", bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo nhấn mạnh.

"Xét theo khu vực châu Á, Việt Nam đang bị thụt lùi so với nhiều nước nếu không phá bỏ rào cản pháp lý để vực dậy công nghệ và vận dụng tiềm năng của chính chúng ta", bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo cho biết thêm.

Ông Dane Elliott, Giám đốc Kinh doanh Achain khuyến nghị, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều cần có một quy định cụ thể để điều phối phát triển ứng dụng blockchain.

Ấn Độ, Trung Quốc là những nước đã phát triển về ứng dụng blockchain nhưng hiện cũng chưa có khuôn khổ pháp lý toàn diện. Ông Dane Elliott nêu vấn đề "Điều này đòi hỏi cần thực hiện nay một khuôn pháp lý với blockchain và tiền mã hóa, tất nhiên, vai trò của Chính phủ các nước vô cùng quan trọng".

Ông Dane Elliot đánh giá, Việt Nam có số lượng doanh nghiệp công nghệ đang phát triển rất nhanh, với nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài.

"Việc xây dựng cơ chế pháp lý tốt sẽ góp phần mang lại nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này. Từ đó, Việt Nam có thể trở thành trung tâm blockchain và tiền mã hóa của khu vực và trên thế giới", ông Dane Elliot nói.

Ông Manfred Otto, Luật sư Cấp cao Duane Morris Việt Nam cho rằng, việc đưa ra các luật sẽ rất mất thời gian. Vì thế từ khi luật ra đời đến lúc thực hiện cần thời gian để "chạy thử" xem mức độ tuân thủ của người dân đến đâu, cũng như lường trước được những rủi ro, nguy cơ.

Ông Manfred Otto nêu ví dụ về việc thanh toán của Nhật Bản. Quốc gia này đã ban hành đạo luật thanh toán được sửa đổi năm 2016. Theo đó, người dân có thể dùng tiền mã hóa để trao đổi, mua đĩa CD, máy tính... nhưng lại không thể sử dụng cho những giao dịch lớn.

"Nếu không cho phép người dân thử nghiệm, chúng ta không biết giao dịch lớn sẽ diễn ra như thế nào. Để việc này diễn ra công khai, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi giao dịch. Ngược lại, dù không được phép, sẽ vẫn có một nhóm người thực hiện và chúng ta không thể quản lý được", ông Manfred nói.

Ông Manfred phân tích, "Tương tự như vậy, khi trao đổi quả xoài với quả bưởi. Nếu đơn thuần là một vài quả, sẽ không nhiều người quan tâm đến giao dịch đó, nhưng khi số lượng đó tăng lên 10 - 15 tấn, sẽ có nhiều người tò mò. Khi đó, cần phải theo dõi chặt chẽ giao dịch và có quy định rõ ràng".

Việt Nam phải đi tắt và đón đầu trong công nghiệp 4.0

Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự và kinh tế, Bộ Tư Pháp, tại Nghị quyết 23 về chiến lược phát triển công nghệ Việt Nam đến năm 2030, Bộ Tư Pháp đã vạch ra định hướng Việt Nam phải đi tắt và đón đầu trong công nghiệp 4.0, phải xác định trọng tâm của blockchain.

"Tuy nhiên, cơ quan nhà nước phải xác định rõ việc sử dụng blockchain. Nhà nước phải tạo khung pháp lý để khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp phát triển blockchain", ông Nguyễn Thanh Tú nói.

Ông Nguyễn Thanh Tú khẳng định, Nhà nước khuyến khích sử dụng, giao dịch, trao đổi tài sản dựa trên blockchain và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng blockchain.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự và kinh tế cho biết thêm, "cần tạo ra khung pháp lý an toàn, minh bạch, bảo vệ các bên. Ngoài ra, các bộ ngành phải rà soát về luật, các quy định hạn chế sự phát triển của blockchain thì cần loại bỏ và những điều giúp phát triển thì cần phải thêm".

Chia sẻ ý kiến về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài chính - ngân hàng, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dự kiến, tháng 8 tới, Thủ tướng Chính phủ giao NHNN đưa ra một khung thử nghiệm pháp lý hỗ trợ các công ty Fintech.

Nhận thức được tính tất yếu, tiềm năng ứng dụng to lớn cũng như những thách thức mới đặt ra của công nghệ blockchain, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai các công việc có liên quan nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Theo đó, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ blockchain; nghiên cứu kinh nghiệm các nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phù hợp để thúc đẩy, kiểm soát công nghệ blockchain tại Việt Nam.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cam kết hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ blockchain thông qua các chương trình KH&CN cấp quốc gia, như chương trình KH&CN về Chính phủ điện tử, chương trình KH&CN về Cách mạng công nghệ lần thứ 4 mà Bộ KH&CN đang hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Cùng với đó, Bộ KH&CN cũng ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện dự án có ứng dụng công nghệ blockchain thông qua Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".

Theo giới chuyên gia, hiện, blockchain đang ở thời kỳ đầu phát triển giống như internet cách đây 20 năm. Blockchain sẽ thay đổi thế giới như internet từng làm, nhưng nó cần thời gian phát triển và trưởng thành. Để nền tảng blockchain có bước tiến nhanh và vững chắc, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khung khổ pháp lý hoàn thiện để quản lý blockchain và tiền mã hóa là điều hết sức bức thiết./.

Nguồn VOV: http://vov.vn/cong-nghe/blockchain-tai-viet-nam-chua-phat-trien-da-chay-mau-chat-xam-777830.vov