Bộ đội giúp đồng bào người Rục thu hoạch lúa dưới dãy Trường Sơn

Dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ, bà con đồng bào người Rục cùng bộ đội, đoàn thanh niên, lực lượng dân quân địa phương… hăng say thu hoạch vụ lúa đông-xuân với sản lượng đạt khoảng 27 tấn.

Những ngày qua, cánh đồng lúa nước Rục Làn ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đang bước vào vụ thu hoạch.

 Dưới chân dãy núi Trường Sơn, đồng bào người Rục (thuộc dân tộc Chứt) ai nấy cũng phấn khởi, tất bật thu hoạch vụ đông-xuân với năng suất lúa đạt khoảng 51 tạ/ha.

Dưới chân dãy núi Trường Sơn, đồng bào người Rục (thuộc dân tộc Chứt) ai nấy cũng phấn khởi, tất bật thu hoạch vụ đông-xuân với năng suất lúa đạt khoảng 51 tạ/ha.

Video: Đồng bào người Rục phấn khởi thu hoạch lúa dưới dãy Trường Sơn

Để hỗ trợ bà con dân bản thu hoạch, Đồn biên phòng Cà Xèng thuộc Bội đội biên phòng Quảng Bình còn huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ, lực lượng dân quân địa phương xuống hỗ trợ.

 Năng suất lúa hàng năm ở đây đều đạt trung bình từ 45 đến 50 tạ/ha

Năng suất lúa hàng năm ở đây đều đạt trung bình từ 45 đến 50 tạ/ha

“Từ phương pháp "bắt tay chỉ việc", hướng dẫn bà con dân bản kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch lúa, đến nay, bà con người Rục tại xã Thượng Hóa đã chủ động canh tác lúa nước hiệu quả. Năng suất lúa hàng năm đều đạt trung bình từ 45 đến 50 tạ/ha” - Đại úy Võ Huy Thắng, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Cà Xèng nói.

 Vào năm 2010, nhằm giúp đồng bào người Rục tại xã Thượng Hóa ổn định sinh kế, giảm bớt sự phụ thuộc vào sản vật tự nhiên của núi rừng, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã quyết định hỗ trợ xây dựng mô hình lúa nước với tổng diện tích khoảng 10 ha.

Vào năm 2010, nhằm giúp đồng bào người Rục tại xã Thượng Hóa ổn định sinh kế, giảm bớt sự phụ thuộc vào sản vật tự nhiên của núi rừng, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã quyết định hỗ trợ xây dựng mô hình lúa nước với tổng diện tích khoảng 10 ha.

Tuy nhiên, bước sang mùa thứ hai, do không thể đảm bảo được nguồn tưới nước chủ động nên gần 1/2 diện tích ruộng lúa nước Rục Làn buộc phải chuyển sang trồng ngô.

 Từ một vùng đất khô cằn, nghèo kiệt, nhiều cây bụi rộng khoảng 5,3 ha nằm lọt thỏm dưới chân dãy núi Trường Sơn, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Bình đã làm cánh đồng lúa nước Rục Làn trở nên bằng phẳng, phì nhiêu, có hệ thống kênh mương tưới tiêu chủ động để có thể sản xuất hai vụ lúa nước/năm.

Từ một vùng đất khô cằn, nghèo kiệt, nhiều cây bụi rộng khoảng 5,3 ha nằm lọt thỏm dưới chân dãy núi Trường Sơn, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Bình đã làm cánh đồng lúa nước Rục Làn trở nên bằng phẳng, phì nhiêu, có hệ thống kênh mương tưới tiêu chủ động để có thể sản xuất hai vụ lúa nước/năm.

“Với sự giúp đỡ của bộ đội và chính quyền, cứ tới mùa lúa mới là người dân trong bản lại tích lũy được thêm nhiều kiến thức quý báu trong việc canh tác lúa nước.

Dân bản nay đã tự biết ngâm ủ giống lúa, tổ chức gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, thậm chí còn học được cách điều khiển máy cày làm đất thay cho sức kéo của trâu, bò” - anh Cao Xuân Long (ngụ tại bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) cho biết.

 Các lực lượng bộ đội biên phòng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... hỗ trợ đồng bào người Rục thu hoạch lúa. Nhờ học được cách thức canh tác lúa nước hai vụ/năm, bà con đồng bào người Rục giờ đây đã cơ bản tự túc được nguồn lương thực ổn định và dần bỏ suy suy nghĩ trông chờ ý lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: B.T

Các lực lượng bộ đội biên phòng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... hỗ trợ đồng bào người Rục thu hoạch lúa. Nhờ học được cách thức canh tác lúa nước hai vụ/năm, bà con đồng bào người Rục giờ đây đã cơ bản tự túc được nguồn lương thực ổn định và dần bỏ suy suy nghĩ trông chờ ý lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: B.T

Ngoài ra, bà con nơi đây còn biết tận dụng nguồn rơm rạ để làm thức ăn bổ sung, dự trữ cho trâu, bò thời điểm mưa to, giá rét, một số hộ còn biết tận dụng số lúa dư thừa để nuôi gà, ngan nhằm cải thiện đời sống...

 Vụ lúa đông xuân năm nay, mặc dù thời tiết không được thuận lợi, nắng nóng gay gắt, hạn hạn kéo dài như với việc áp dụng đúng kỹ thuật trồng trọt và các loại phân bón phù hợp, bổ sung nguồn nước tưới tiêu nên đây là vụ lúa có năng suất cao nhất từ trước đến nay, sản lượng đạt khoảng 27 tấn.

Vụ lúa đông xuân năm nay, mặc dù thời tiết không được thuận lợi, nắng nóng gay gắt, hạn hạn kéo dài như với việc áp dụng đúng kỹ thuật trồng trọt và các loại phân bón phù hợp, bổ sung nguồn nước tưới tiêu nên đây là vụ lúa có năng suất cao nhất từ trước đến nay, sản lượng đạt khoảng 27 tấn.

Người Rục là tộc người cuối cùng ở Việt Nam rời khỏi hang đá. Năm 1958, tộc người này được lực lượng bộ đội biên phòng phát hiện và đưa về hòa nhập cùng cộng đồng tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Sau hơn 60 năm rời hang đá, từ bỏ lối sống du cư để định cư ổn định dưới chân dãy núi Trường Sơn, bà con đồng bào người Rục nay đã thực sự từ bỏ nhiều thói quen, phong tục, tập quán lạc hậu trong lao động sản xuất nhằm chuyển sang chuyên canh trồng lúa nước mỗi năm hai vụ ổn định như bà con ở miền xuôi.

Một số hình ảnh bà con đồng bào dân tộc thiểu số thu hoạch vụ đông-xuân trên cánh đồng lúa Rục Làn:

BẢO THIÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/bo-doi-giup-dong-bao-nguoi-ruc-thu-hoach-lua-duoi-day-truong-son-post790625.html