Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2024

Sáng 29/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chỉ đạo hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan báo chí của tỉnh.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Năm 2023, quán triệt phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” và chủ đề “Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, BộTT&TT tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tham mưu đề xuất để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Đẩy mạnh chuyển đổi số (CSĐ) quốc gia với mục tiêu kép, vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc, "không để ai bị bỏ lại phía sau" trong công cuộc CĐS toàn dân, toàn diện.

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế tiếp tục triển khai, xâydựngLuật Giao dịch điện tử và Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XV thông qua. Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách đã thay đổi căn bản về tư duy, nhận thức, coi truyền thông chính sách, trước hết là một việc, một chức năng của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần hình thành bộ máy, nguồn lực cho công tác này.

Tổng doanh thu toàn ngành ước đạt 3.744.214 tỷ đồng, tăng 1,49% so với năm 2022, nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 99.323 tỷ đồng, tăng 1,31% so với năm 2022. Đóng góp vào GDP của ngành TT&TT ước đạt 887.398 tỷ đồng, tăng 1,34% so với năm 2022. Tổng số lao động toàn ngành năm 2023 ước khoảng 1.767.766 lao động, tăng 2,72% so với năm 2022.

Hoạt động bưu chính tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ với sự bùng nổ của thương mại điện tử góp phần thúc đẩy kinh tế số. Doanh thu dịch vụ bưu chính đạt 58.900 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2022. Việt Nam thăng 1 hạng theo xếp hạng chỉ số phát triển bưu chính năm 2023 (từ nhóm 5 lên 6/10). Hạ tầng viễn thông và hạ tầng số có nhiều tiến bộ, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Việt Nam có độ phủ sóng 4G cao hơn các nước phát triển có thu nhập cao. Độ phủ sóng 4G tại Việt Nam là 99,8%, các nước thu nhập cao có độ phủ là 99,4%. Đây là nỗ lực của ngành TT&TT trong quá trình phổ cập hạ tầng viễn thông đặc biệt là chương trình "Sóng và máy tính cho em" để bảo đảm việc học và làm việc trực tuyến.

Triển khai thử nghiệm 5G tại 59 tỉnh, thành; tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G lên đến 99,8%. Tỷ lệ người dùng sử dụng smartphone/tổng số người dùng điện thoại di động tiếp tục tăng lên tới 84,4% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 63%), hướng đến mục tiêu 100% người dùng có điện thoại thông minh vào cuối năm 2024. Độ phủ cáp quang đến từng hộ gia đình gần 80% so với trung bình thế giới khoảng 60%, thực hiện mục tiêu CĐS quốc gia toàn dân toàn diện, không bỏ ai lại phía sau trong quá trình CĐS. Cước phí data tại Việt Nam duy trì ở mức thấp bằng 1/2 mức trung bình của thế giới để mọi người dân có cơ hội sử dụng Internet, tiếp cận không gian số.

Tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới Ipv6 của Việt Nam đứng thứ 2 tại ASEAN và thứ 9 toàn cầu, xếp trên cả các cường quốc như: Trung Quốc, Mỹ hay Canada là cơ sở và tiềm năng để Việt Nam tăng tốc trong phát triển IoT và thúc đẩy nền kinh tế số.

Công nghiệp công nghệ số có những bước tiến mạnh mẽ, doanh thu đạt 142 tỷ USD với tỷ lệ giá trị Việt Nam chiếm 28,7%,1.500 doanh nghiệp CNS có doanh thu từ thị trường nước ngoài (tăng gần 4% so với năm 2022). Phát triển công nghiệp CNS, đưa công nghệ Make in Viet Nam vào mọi mặt của đời sống xã hội.

An toàn thông tin mạng tiếp tục là điểm sáng khi người dân đã được bảo vệ cơ bản trên không gian mạng. Việt Nam giành nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi quốc tế về an toàn thông tin. Số lượng địa chỉ IP trong năm 2023 của Việt Nam nằm trong mạng Botnet tiếp tục giảm liên tục trong 05 năm qua (giảm gần 70% kể từ năm 2018), đổi mới cách tiếp cận về bảo vệ người dân trên không gian mạng. Gần 125 nghìn nguồn website đã được thiết lập và kết nối, tích hợp với các giải pháp an toàn thông tin mạng.

Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia đã chặn 9.073 website vi phạm pháp luật, trong đó có 2.603 website lừa đảo. Bảo vệ hơn 10 triệu người dânkhỏi truy cập các website vi phạm, lừa đảo trực tuyến. Khẳng định vai trò của an toàn, an ninh mạng là không thể tách rời trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên, trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Truyền thông, báo chí tiếp tục góp phần truyền tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động.

Về lĩnh vực xuất bản, quy mô doanh thu thị trường sách nói đạt trên 102 tỷ đồng, tăng 2 lần so với 2022 (52,3 tỷ); ước đạt trên 40 triệu bản sách nghe, tăng 25% so với năm 2022. Tỷ lệ nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử ước đạt 40,3%, vượt 20% so với kế hoạch; số tựa sách điện tử xuất bản trong năm ước đạt 4.600, tăng 31,4%, đưa tỷ lệ sách điện tử/sách đạt 15,3% trên tổng số xuất bản phẩm (vượt chỉ tiêu năm 12%).

Tại hội nghị, có 10 tham luận của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương thảo luận về ứng dụng công nghệ số trong lợi ích đem lại từ CĐS, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, quản lỹ dữ liệu chuyên ngành, phục vụ cải cách hành chính, sắp xếp dữ liệu trong quản lý dữ liệu và ứng dụng vào triển khai từng nhiệm vụ cụ thể…

Phát huy những thành tựu đạt được năm 2023, định hướng năm 2024, ngành TT&TT thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chỉnh phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao ngành TT&TT đưa công nghệ thông tin, CĐS mạnh mẽ và quyết liệt vào thay đổi phương thức sản xuất mới trong xã hội, tạo nên thay đổi tiên phong mạnh mẽ nhanh chóng trong mọi mặt của lĩnh vực xã hội. Năm 2024, toàn ngành TT&TT tiếp tục phát huy thành tự đạt được đẩy mạnh phổ cập hạ tầng số để thúc CĐS quốc gia trong toàn quốc; phát triển kinh tế số với 4 trụ cột; ứng dụng AI làm công cụ hỗ trợ trong quản lý dữ liệu và triển khai các nhiệm vụ chuyên ngành… đưa CĐS quốc gia tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số bắt nhịp với nền kinh tế số toàn cầu.

Nhân dịp này Bộ TT&TT tặng Bằng khen 15 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Trường Hà

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/bo-thong-tin-va-truyen-thong-trien-khai-nhiem-vu-nam-2024-3166579.html