Bóc ngắn nuôi dài

(ĐSCT) THÀNH phố Hồ Chí Minh hiện có 40 hãng phim (HP) tư nhân trong tổng số gần 50 hãng trên cả nước, hoạt động sản xuất phim rầm rộ của các HP tư nhân góp phần kéo công chúng đến rạp. Hầu hết các nhà sản xuất phim tư nhân như NSƯT Lý Huỳnh, NSƯT Nguyễn Chánh Tín, Phước Sang, Hai Nhất, Đào Thu... đều mong muốn có được sản phẩm hay vừa phục vụ công chúng, vừa có lãi, vừa tạo uy danh.

Cảnh trong phim Nụ hôn thần chết Dòng sông điện ảnh Việt Nam hiện tồn tại hai dòng chảy: dòng phim truyền thống và dòng phim thị trường. Khi tư nhân vào cuộc, ý tưởng giáo dục ở dòng phim truyền thống bị xâm thực, nhiều HP nhà nước luôn chờ chính sách tài trợ, đối diện nguy cơ trên bờ vực thẳm. Sự khuynh đảo của dòng phim thương mại là tất yếu trong cơ chế xã hội hóa điện ảnh, thật đáng buồn khi rất nhiều tác phẩm điện ảnh tiêu tốn hàng chục tỷ đồng của nhà nước chiếu ra phục vụ vài trăm khách mời xong đem... cất. Cảnh trong phim Dollar trắng Từ yếu tố “làm phim phải có lời” nên các HP tư nhân vài năm qua trình làng những tác phẩm điện ảnh chạy theo thị hiếu tầm thường: tắm táp, đồng tính, nhảy nhót, cảnh “nóng”, rượt đuổi ô tô, hài nhảm nhí... Lời ta thán của nhà nghiên cứu lý luận - phê bình Đức Kôn: “Tương lai điện ảnh nước nhà sẽ đi về đâu khi những trò nhố nhăng vẫn nhan nhản trên phim!”, đáng cho chúng ta suy gẫm. Có hay không những cuộc vận động ngấm ngầm đằng sau hậu trường? Các vị cao cấp ngành điện ảnh nghĩ gì khi món ăn tinh thần đầy dẫy những hạt sạn to đùng? Điện ảnh Việt Nam sẽ tự đào huyệt chôn mình khi mà các phim vẫn được duyệt theo cảm tính, theo tình cảm...

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=882&id=84255&mod=detnews&p=