Boeing rơi ở Iran và sức ép NATO can dự Trung Đông?

Sự kỳ lạ, những ẩn số, sự nghi ngờ và liệu đây có phải là một vụ MH-17 mới?

Hiện đang có nhiều giả thuyết về lý do vụ tai nạn chuyến bay PS 752 của hãng hàng không quốc tế Ukraine sáng 8/1/2020.

Hiện đang có nhiều giả thuyết về lý do vụ tai nạn chuyến bay PS 752 của hãng hàng không quốc tế Ukraine sáng 8/1/2020.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Alexander Kharaluzhny trên báo Bình luận quân sự Nga để bạn đọc tham khảo thêm.

Từ trước tới nay, chuyện máy bay gặp tai nạn đôi khi vẫn xảy ra. Phần lớn là vì lý do kỹ thuật và do yếu tố con người (lỗi của phi công), điều kiện thời tiết và do những hoàn cảnh không giải thích được, đã trở thành một bí ẩn trong nhiều năm.

Có cả những máy bay bị bắn hạ, ngay cả khi đó là những máy bay hoàn toàn vì mục đích hòa bình, cùng với nhiều hành khách trên máy bay. Có rất nhiều ví dụ như thế.

Ngày 1 tháng 9 năm 1983 - trên bầu trời Sakhalin, một chiếc Boeing 747 của Hàn Quốc đã bị máy bay chiến đấu của Liên Xô bắn hạ với 269 hành khách trên máy bay do chiếc máy bay này đã xâm phạm không phận Liên Xô và không phản hồi các tín hiệu cảnh báo.

Ngày 4 tháng 10 năm 2001 – một chiếc Tu-154 của hãng hàng không Siberia Airlines, bay từ Tel Aviv đến Novosibirsk, trên đó có 78 hành khách đã bị bắn hạ trên Biển Đen bởi một tên lửa "vô tình" của Ukraine.

Ngày 17 tháng 7 năm 2014 - Máy bay Boeing 777 của Malaysia trong chuyến bay MH-17 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, được cho là đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không, đã có 298 người thiệt mạng.

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2015, một chiếc máy bay A-321 của hãng hàng không Nga “Kagalymavia” bay từ Sharm el-Sheikh đến St. Petersburg đã bị nổ tung trên bầu trời bán đảo Sinai khiến 224 người thiệt mạng.

Vụ tai nạn của chuyến bay PS 752 của hãng hàng không quốc tế Ukraine tại sân bay quốc tế Tehran, chỉ vài giờ sau khi IRGC tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq không chỉ đặt ra nhiều câu hỏi lớn.

Vụ tai nạn nói trên chắc chắn sẽ khơi dậy những ám ảnh trực tiếp liên quan tới một thảm kịch khác - chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị rơi ở Donbass năm 2014 trên chuyến bay MH-17.

Và vấn đề ở chỗ, trong cả hai trường hợp đều liên quan đến máy bay Boeing, và xâu chuỗi các sự trùng hợp khác về mức độ ác độc và mang nhiều ý nghĩa thì rất đáng để nói chi tiết về điều này.

Những điều phân tích dưới đây không phải là một tuyên bố mà nên coi là một giả thuyết mà mỗi độc giả đều có quyền ủng hộ, bác bỏ hoặc thậm chí là chế giễu nó.

Skỳ lạ, nhngnsố, sự nghi ngờ

Chúng ta sẽ không nhắc lại chi tiết về thảm họa đã được truyền thông thế giới liên tục lên tiếng mà hãy tập trung vào những điểm ban đầu gây hoang mang và thắc mắc. Một trong những thắc mắc đó là hành vi kỳ lạ của Đại sứ quán Ukraine ở Iran.

Thông điệp về thảm kịch trên trang web chính thức của Đại sứ quán Ukraine xuất hiện khá nhanh, trong đó tuyên bố rất rõ ràng và dứt khoát rằng nguyên nhân của vụ việc là do trục trặc của động cơ, và các giả thuyết của hành động khủng bố hoặc tấn công tên lửa đã được loại trừ hoàn toàn.

Thế rồi, đột nhiên không hiểu có điều gì đó xảy ra ... và nội dung của văn bản đã thay đổi gần như hoàn toàn ngược lại: các dòng nói trên tự nhiên biến mất và thay vào đó xuất hiện những câu chữ về ủy ban tìm kiếm nguyên nhân của thảm họa.

Và một sự khẳng định khá kỳ lạ cũng được đưa ra rằng, bất kỳ tuyên bố nào về vụ tai nạn trước khi công việc của ủy ban này kết thúc đều “không phải là chính thức”.

Thoạt nhìn, tưởng như vô nghĩa nhưng đó chỉ là cảm giác ban đầu. Vì gần như ngay lập tức sau đó, theo các hãng tin thế giới, thông tin của ấn phẩm Jordani “Al Hadath” bắt đầu được phát tán, trong đó tuyên bố rằng chiếc máy bay chở khách đã bị bắn hạ “bởi lực lượng phòng không Iran do nhầm lẫn”.

Không có bất cứ bằng chứng nào, không có thông tin về nguồn dẫn, thậm chí họ còn "muốn ẩn danh" theo truyền thống.

Chính phủ Iran đưa ra tuyên bố chính thức rằng họ không liên quan gì đến thảm kịch này và sẵn sàng chứng minh điều đó.

Về chiếc Boeing 737-800 NG của UIA, thực hiện chuyến bay định mệnh Tehran - Kiev, có quá nhiều điều kỳ lạ, vô cùng nhiều.

Chúng ta sẽ bắt đầu với thực tế rằng đó là một trong những loại máy bay mới nhất của hãng, tình trạng kỹ thuật của nó khá hoàn hảo, không gây ra bất kỳ sự nghi ngờ gì, dù là nhỏ nhất.

Hơn nữa, lần cuối cùng máy bay được kiểm tra lại là vào ngày 6 tháng 1 năm 2020. Các thành viên phi hành đoàn – Cơ trưởng Vladimir Yaponenko có hơn 11 nghìn giờ bay, kỹ thuật viên Alexei Naumkin – 12 nghìn giờ bay, phi công phụ Sergey Khomenko có 7 nghìn rưỡi giờ bay.

Sergei Vakhrin, người dẫn đường cho các phi công trên chuyến bay, khẳng định rằng bất kỳ người nào trong số họ đều có thể đối phó với những tình huống khẩn cấp ví dụ như sự cố động cơ, và nhất là khi tất cả họ cùng làm việc với nhau thì đó là điều chắc chắn.

Do đó, giả thuyết chính thức là do “trục trặc kỹ thuật” dẫn đến thảm họa này làm dấy lên những nghi ngờ lớn. Ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này ban đầu được chia thành nhiều thái cực.

Chuyên gia hàng không người Úc Jeffrey Thomas đã phủ nhận thẳng thừng khả năng tấn công bằng tên lửa, cho rằng vụ nổ xảy ra bên trong máy bay.

Ngược lại, Vadim Lukashevich, người được một trong các dự án của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ giới thiệu là một “cựu nhân viên của Phòng Thiết kế máy bay Sukhoi”, cho rằng nên ưu tiên cho giả thuyết là do một tên lửa dẫn đường tấn công vào chiếc Boeing xấu số.

Đồng thời, ông còn viện dẫn ra một số bức ảnh, mà thực sự những phát biểu của ông “không chứng minh được”. Tóm lại, đây là một sự lộn xộn bát nháo khiến dư luận chao đảo, còn Bellingcat (Tổ chức tự xưng là cộng đồng chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực điều tra quân sự-ND), đã tuyên bố: “sát thủ” của máy bay Ukraine là hệ thống tên lửa phòng không “Tor” của Nga.

Điều này được thực hiện trên cơ sở một số bức ảnh ghi lại hình ảnh những mảnh kim loại nào đó được đăng trên Internet, được cho là “đã phát hiện ra tại hiện trường vụ tai nạn”, không rõ là từ khi nào và ai đăng. Một hình ảnh quá quen thuộc!

Trong ảnh: các nhân viên tình trạng khẩn cấp tại nơi xảy ra vụ tai nạn máy bay chở khách Boeing-737 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine bị rơi ngay sau khi rời sân bay Tehran (Ảnh: AP Photo / Ebrahim Noroozi / TASS)

Mộtvụ MH-17 mi?

Về nguyên tắc, nguyên việc vội vã mời vào cuộc “điều tra” những người có danh tiếng khá mơ hồ cũng nói lên điều gì đó.

Người ta đã thực hiện việc xác định vị trí của máy bay trong không phận của Iran và kiểm tra xem liệu nó có nằm trong tầm với của hệ thống tên lửa “Tor”, hiện đang được sử dụng trong hệ thống phòng không của Iran hay không.

Liệu có thể trông cậy vào kết quả của việc “kiểm tra khách quan” này hay không? Tôi nghĩ là không thể tin được. Tốt hơn hết là cố gắng sắp xếp lại toàn bộ những “bằng chứng gián tiếp”, để chứng minh cho một thực tế là chúng ta (Nga-ND) không có liên quan đến vụ tai nạn, kể cả là do “sự nhầm lẫn của lực lượng phòng không”, và vụ giết hại 176 người này được sắp đặt cho mục đích khiêu khích quốc tế, tương tự như vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines trên vùng trời Donbass.

Hãy bắt đầu từ điều đơn giản nhất – quốc tịch của những nạn nhân. Người mang quốc tịch Ukraine trong số nạn nhân rất ít – chỉ có phi hành đoàn và 2 hành khách. Còn hầu hết là sinh viên Iran trở về nơi học tập sau kỳ nghỉ.

Nhưng ... Ngoài ra, trên máy bay còn có 63 công dân Canada, 10 người Thụy Điển, 3 công dân Đức và 3 công dân Anh. Một hành động nham hiểm tầm "quốc tế".

Mới đây, ông Trump còn truyền đi thông điệp về “sự cần thiết phải có sự tham gia của các nước NATO vào cuộc khủng hoảng ở Trung Đông”?!

Vì vậy, có thể nói đó là cái cớ mà không cần bàn cãi gì thêm... Tôi hoàn toàn nghĩ rằng các mệnh lệnh tương tự đã được đưa ra bởi những người đã biết hoàn toàn rõ ràng: cuộc tấn công trả đũa của IRGC đã rơi vào chỗ không người, và nó đã không trở thành cái cớ cho việc triển khai chiến sự toàn diện.

Trước mắt sẽ là một giai đoạn mới của cuộc đối đầu với Tehran thông qua các lệnh trừng phạt và các công cụ cô lập quốc tế khác.

Và lần này ý định của Washington muốn dồn người Iran vào chân tường đã được các đồng minh của họ hỗ trợ tích cực hơn.

Theo nhiều nhà phân tích, vụ tai nạn của MH17 đã trở thành “điểm sôi sục”, mà sau đó, các lệnh trừng phạt nặng nề nhất đối với Nga không chỉ từ Mỹ, mà từ cả Liên minh châu Âu đã được áp đặt. Họ đã buộc tội Nga liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột vũ trang ở Donbass.

Ukraine đã đóng vai trò của mình một cách xuất sắc trong hành động này, nhưng điều không may cho họ là Malaysia bắt đầu dần lấy được ý chí và ở châu Âu, người ta cũng đã giảm niềm tin vào phiên bản của thảm kịch bị áp đặt lên nó.

Đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao trong tình huống này, chiếc máy bay của Ukraine bị rơi.

Theo thông lệ hiện hành của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), một cuộc điều tra tai nạn sẽ được tiến hành bởi một ủy ban bao gồm đại diện của quốc gia nơi xảy ra sự cố (Iran) và các quốc gia sở hữu máy bay và các nhà sản xuất, tức là Ukraine và Hoa Kỳ.

Bạn có thể tưởng tượng những gì họ "đào bới" ở đó? Vâng, chính là những gì sẽ được chỉ đạo từ Washington!

Hơn nữa, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra tuyên bố chính thức sẵn sàng cung cấp cho Kiev "tất cả sự hỗ trợ có thể cho một cuộc điều tra khách quan". Và rằng ông ta còn dự định sẽ "theo dõi chặt chẽ sự cố này."

Đây chính là lời giải thích cho sự thay đổi nhanh chóng nội dung thông báo của Đại sứ quán Ukraine ở Tehran liên quan đến các giả thuyết của thảm kịch.

Rõ ràng là họ đã bị thổi còi và nhận được hướng dẫn để thay đổi văn bản trực tiếp từ Kiev, về cách diễn giải “chính xác” hơn. Và, nhất là, ông Zelensky đã có một cuộc nói chuyện qua điện thoại với ông Pompeo ngày hôm trước khi xảy ra thảm họa.

Còn một điều khác nữa: mặc dù nghe có vẻ nhẫn tâm, nhưng điều đó hoàn toàn có thể là sự lựa chọn loại máy bay Boeing để làm “đồ cúng tế” hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.

Để sắp xếp cho một vụ tai nạn mà sau đó các chuyên gia sẽ phải điên đầu tìm lời giải đáp thì cần phải biết rất rõ các khả năng tiềm ẩn của loại máy bay đó.

Những khả năng bí hiểm trong máy bay của nhà sản xuất Boeing, như một kỷ nghiệm đau buồn đã được chỉ ra trong "chương trình - sát thủ" MCAS (Maneuvering Characteristics Augmentation System) là hoàn toàn có thể.

Và nói chung, số phận của tập đoàn sản xuất máy bay này hoàn toàn nằm trong tay chính quyền liên bang Hoa Kỳ, và Lầu năm góc là vị cứu tinh chính của nó trong một năm khó khăn ...

Những sự thật hoàn toàn rõ ràng đủ để cho thấy rằng vụ tai nạn trên chuyến bay PS 752 có thể là một hành động chiến tranh bí mật tiếp theo đang được tiến hành bởi những người cho rằng họ tự mình có quyền quyết định số phận không chỉ của nhiều quốc gia, mà là của cả thế giới.

Hiện thời, đang có những tin đồn nhảm nhí về việc Vladimir Putin đã có mặt ở Damascus là để “tổ chức một cuộc tấn công của Iran vào máy bay chở khách Ukraine”.

Tất cả những gì có thể làm được lúc này là chúng ta chỉ biết bày tỏ lời chia buồn chân thành đến gia đình và bạn bè của tất cả các nạn nhân.

Và cũng hy vọng rằng nguyên nhân của vụ tai nạn được xác minh một cách khách quan càng sớm càng tốt.

Nguyễn Quang (Dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/boeing-roi-o-iran-va-suc-ep-nato-can-du-trung-dong-3394916/