Bón phân lân nung chảy Ninh Bình tăng năng suất lúa trên đất phèn, phèn mặn

Đất phèn và đất phèn nhiễm mặn chiếm một diện tích lớn ở ĐBSCL, tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang và Tứ giác Long Xuyên gồm An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Bón phân lân nung chảy Ninh Bình tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng năng suất lúa

Đất phèn và đất phèn nhiễm mặn là loại đất có pH thấp, phổ biến từ 3,5 - 4,5 (rất chua), một số axit hữu cơ, lượng ion nhôm, sắt và natri cao... tạo ra một môi trường sống trong đất “rất độc” ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của hệ rễ, làm giảm dần khả năng hút nước, dinh dưỡng khiến cây lúa sinh trưởng, phát triển kém, không có cơ hội tạo năng suất.

Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, gây hại sẽ cao và trầm trọng hơn ở vụ lúa Hè Thu và Thu Đông. Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) xảy ra thường xuyên hơn như khô hạn, thiếu nước ngọt trong thời gian qua đã làm trầm trọng hiệu ứng “tiêu cực” này, gây nên những thiệt hại đáng kể cho sản xuất của nhiều hộ nông dân.

Ngộ độc phèn, mặn và ngộc độc hữu cơ luôn là nguy cơ thường xuất hiện trên lúa ở vùng đất phèn, đất phèn nhiễm mặn. Chúng có thể xuất hiện và gây hại sớm, ngay sau gieo sạ nếu không có giải pháp kỹ thuật ngừa trước.

Muốn trồng lúa thành công, ăn chắc trên vùng đất này, chúng ta cần có một giải pháp đồng bộ, mang tính ‘tổng hợp” kết hợp giữa ngăn ngừa “nguy cơ” và xử lý ngay khi có những biểu hiện gây hại trên cây được phát hiện.

Sử dụng giống lúa chịu phèn, mặn, xử lý phân hủy rơm rạ bằng các chế phẩm nấm Trichoderma, bón lót phân lân nung chảy Ninh Bình với lượng khuyến cáo là điều cần thiết và luôn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa tác hại do những yếu tố bất lợi cho lúa trên đất phèn gây ra.

Phân lân nung chảy Ninh Bình đã, đang và sẽ tiếp tục là loại phân bón có giá trị, hiệu quả, được nông dân tin tưởng và sử dụng, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Ngoài xử lý môi trường, đất cũng rất cần được cung cấp đủ về lượng, cân đối nguồn các thành phần dinh đa, trung, vi lượng để nâng cao “sức sản xuất” tạo được tính bền vững thông qua sự lựa chọn những loại phân bón phù hợp.

Là loại phân đa dinh dưỡng với thành phần các chất cao như lân hữu hiệu (P205): 15% ÷ 17% ; CaO: 28% ÷ 34%; Mg0: 16% ÷ 20% Si02: 25% ÷ 30%, và chất vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo… có tính kiềm cao nên phân lân nung chảy Ninh Bình được chọn như là một biện pháp kỹ thuật quan trọng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn đóng vai trò cải tạo môi trường đất phèn hiệu quả.

Khi bón lót phân lân nung chảy Ninh Bình cho lúa trên đất phèn ngay từ đầu vụ, chúng ta đã “hóa giải” tốt axit hữu cơ, tăng độ pH (giảm độ chua) và cố định các yếu tố gây độc như nhôm (Al), sắt (Fe), đẩy Natri (Na) ra khỏi keo đất... tạo ra môi trường đất, nước thuận lợi giúp rễ lúa phát triển mạnh, nhanh, hấp thụ dinh dưỡng tốt tạo cho cây lúa khỏe mạnh làm tiền đề cho năng suất cao về sau.

Sự có mặt của các dinh dưỡng trung lượng như Canxi, Magie, Silic trong phân mà nhiều loại không có đã nâng cao được giá trị sử dụng rõ rệt của loại phân này. Dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, những ứng dụng thành công mang tính “đột phá” cho sản xuất lúa trên đất phèn, đất phèn mặn ngay từ những ngày đầu khai thác.

Phân lân nung chảy Ninh Bình đã được các nhà khoa học, khuyến nông địa phương lựa chọn, khuyến cáo áp dụng, coi đây như là một giải pháp không thể thiếu để trồng lúa thành công.

Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình, do các điểm ưu việt nói trên, tháng 7/2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hữu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại Úc.

FMP Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải là phân bón hóa học. Sử dụng FMP Ninh Bình bón cho cây trồng góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Hiện sản phẩm phân bón Ninh Bình đã có mặt trên 58 tỉnh thành trên toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia…

TH.S NGUYỄN VIẾT CƯỜNG

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/bon-phan-lan-nung-chay-ninh-binh-tang-nang-suat-lua-tren-dat-phen-phen-man-post226885.html