Brexit chuyển hướng - Bài học cho tương lai từ thỏa thuận của chính phủ Anh

Theo dự kiến, Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu quyết định số phận của thỏa thuận Brexit vào ngày 11/12. Dù bất cứ điều gì xảy ra khi Quốc hội bỏ phiếu, thì câu chuyện về cách mà chính phủ của Thủ tướng Theresa May đạt được thỏa thuận về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đều đặt ra các bài học cho tương lai của Brexit.

Từ các cuộc trao đổi với cả hai phía đàm phán của Anh và EU trong hai năm qua, có ba chủ đề chính trong quá trình này sẽ tiếp tục hình thành mối quan hệ đối tác kinh tế quan trọng cho giai đoạn tiếp theo.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Clauder Juncker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Trưởng đoàn đàm phán Brexit của châu Âu Michel Barnier

Thứ nhất, đoàn kết thống nhất là sức mạnh. Các nhà ngoại giao Anh đã sớm có lợi thế khi đàm phán với tư cách một quốc gia chống lại EU27, nhưng nếu bị chia rẽ ngay trong nội bộ thì lợi thế này đã bị chuyển hướng. Các nhà chính trị ở London có quan điểm trái ngược với các nhà đàm phán Anh. Còn ngược lại, EU tìm thấy sự thống nhất về mục đích khiến các nhà lãnh đạo EU phải “kinh ngạc”. Và người Anh trên bàn đàm phán phải thừa nhận đó là “trận đấu ấn tượng”.

Ngay từ ngày đầu tiên của quá trình Brexit, Brussels đã tập hợp 27 quốc gia EU khác, cảnh báo rằng bất kỳ thỏa thuận nào để bảo vệ thương mại với Anh đều có thể thúc đẩy các yêu cầu cần làm sáng tỏ với khối này. Trong khi các nhà đàm phán Anh dưới thời cố vấn Oliver Robbins phải đối phó với các vấn đề nội bộ trong chính phủ và sự từ chức liên tiếp của các bộ trưởng ủng hộ Brexit, thì các nhà lãnh đạo EU đã giao trách nhiệm thống nhất cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU là Michel Barnier làm việc trong một hệ thống tham vấn công phu ở Brussels với tất cả các nước thành viên, các nhà lập pháp EU và thường xuyên được thông báo, hỗ trợ thông tin. Nếu Thủ tướng Anh kiểm soát được tình hình ngày 11/12 hoặc muộn hơn, để có được sự phê chuẩn của Quốc hội, EU đã chuẩn bị tinh thần và nhận thức rõ rằng các cuộc đàm phán từ tháng 4 về hiệp định thương mại trong tương lai sẽ kiểm tra lại sự thống nhất EU khi 27 chính phủ thành viên tìm kiếm các mục tiêu quốc gia, từ quyền đánh bắt cá đến chuỗi cung ứng…

Thứ hai, xác định trọng tâm cho vấn đề thương mại của Anh. Thủ tướng Theresa May đề nghị giải pháp không có rào cản thương mại sau Brexit, gây tranh cãi với quan điểm của EU rằng không thể so sánh với sự tự do thương mại như trước khi Anh rời EU, Anh rời cả thị trường chung và Liên minh hải quan EU. Những nỗ lực để giữ quyền tiếp cận thương mại sau khi rời khỏi khối đã mô tả mức độ tiếp cận với các mức chi phí khác nhau, phụ thuộc vào nghĩa vụ của EU.

Nhưng chính vị trí địa lý của Anh không phải là một quốc đảo đã buộc các mối quan hệ thương mại trong tương lai trở thành trung tâm của các cuộc chiến về điều khoản Brexit- để tránh những rắc rối mới ở Bắc Ireland thuộc Anh thông qua thiết lập các cửa khẩu hải quan trên biên giới đất liền EU-Anh với Ireland.

Vấn đề an ninh của Ireland nổi lên như một vướng mắc chính cho thỏa thuận này từ một năm trước. Phải mất một năm để thống nhất và có thể vẫn là vấn đề làm phá vỡ thỏa thuận này trước Quốc hội Anh, nhấn mạnh các điều khoản hải quan. Điều quan trọng nữa là mỗi bên diễn giải nguồn gốc và tương lai của sự thỏa hiệp theo cách khác nhau, hàm ý những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai. Giải pháp Ireland đầu tiên của Trưởng đoàn đàm phán EU là giữ cho Bắc Ireland nằm trong Liên minh hải quan EU. Điều này đã gây phẫn nộ cho các đồng minh quan trọng của Thủ tướng Anh.

Thứ ba, áp lực thời gian, Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier đã có vô số lần đối mặt với vấn đề thời hạn trong đàm phán Brexit, kể từ khi nước Anh đệ đơn ra khỏi khối vào ngày 29/3/2017. Áp lực thời gian đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, từ sự thúc đẩy của EU để có thể giảm xuống hai năm bằng cách từ chối đàm phán với Anh trước khi tạo ra sự gián đoạn lớn vào tháng 3/2019 nếu London thất bại trong việc thống nhất thỏa thuận ngay bây giờ. Điều 50 của hiệp ước EU được đưa ra nhằm tránh cuộc đàm phán kéo dài về Brexit. Brussels sẽ tiếp tục sử dụng áp lực đó- mọi cuộc đàm phán kéo dài chỉ có thể kéo dài tối đa một năm và chỉ với sự phê chuẩn của EU27.

Và Brussels khẳng định sẽ sẵn sàng cho một kịch bản “không có thỏa thuận” nếu cần thiết. Đặc biệt, EU sử dụng áp lực thời gian để từ chối các cuộc thảo luận về quan hệ thương mại tương lai cho đến sau khi Anh giải quyết các yếu tố then chốt của việc rời khỏi liên minh như tiền bạc, công dân và biên giới Ireland. Cuối cùng, vấn đề biên giới Ireland chỉ được giải quyết bằng cách đồng ý với một thỏa thuận hải quan có nghĩa là thực sự thảo luận về các điều khoản thương mại tương lai. Nếu thỏa thuận Brexit được cứu vãn, áp lực thời gian sẽ nhanh chóng xuất hiện, đó là tháng 7/2020 sẽ là thời hạn cuối cùng để quyết định có nên kéo dài giai đoạn chuyển đổi. Nếu đàm phán bị chững lại, các doanh nghiệp sẽ thấy mình bị tổn thương với một giai đoạn mới khi thời gian chuyển đổi kết thúc vào cuối năm 2020.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/brexit-chuyen-huong-bai-hoc-cho-tuong-lai-tu-thoa-thuan-cua-chinh-phu-anh-113150.html