Bức tường Berlin: Biểu tượng và hy vọng của Chiến tranh Lạnh

Đối với người Đức, Bức tường Berlin vừa là sự ô nhục nhưng vừa lại là hy vọng, hy vọng về một ngày mai nước Đức thống nhất.

Bức tường Berlin từng được người Đức gọi là "Bức tường ô nhục" đã chia đôi nước Đức trong 28 năm vừa bước qua "sinh nhật" thứ 56 của mình, khi những hàng rào dây thép gai đầu tiên được dựng lên vào ngày 13/8/1961. Hình ảnh công nhân của Cộng hòa Dân chủ Đức hay Đông Đức bắt đầu dựng hàng rào ngăn cách giữa Tây Đức và Đông Đức, phía bên kia là những người dân Tây Đứng kéo ra sát đường phân giới. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ở khu vực nội đô Berlin, những bức tường được xây dựng một cách gấp gáp để chống lại làn sóng người dân Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Khu vực ngoại ô, quá trình xây dựng diễn ra chậm hơn nhưng cũng luôn có binh lính Đông Đức canh gác, họ được lệnh bắn bỏ bất cứ người nào đào tẩu từ Đông Berlin sang phía Tây mà không cần cảnh báo trước. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Một sỹ quan Đông Đức quan sát phía Tây thông qua ống nhòm. Ở phía Đông Đức, một vùng cách ly rộng khoảng 200 mét bao gồm nhiều trạm kiểm soát, hàng rào dây thép gai cùng lính canh, chó,... canh gác ngày đêm, những người không phận sự không được lại gần vùng cách ly này. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trong khi đó, ở phía Tây hoàn toàn không có cách ly, người dân thoải mái lại gần bức tường Berlin nhưng chính quyền Tây Berlin cảnh báo người dân tuyệt đối không được trèo lên hoặc trèo qua bức tường này. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trạm gác ở phía Đông bức tường Berlin, trong khi đó ở phía Tây là một... nghĩa trang ngay sát vách tường kiểm soát. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Một người đào tẩu ở phía Đông Berlin bị bắt giữ sau nỗ lực chạy sang phía Tây Berlin không thành, ảnh được chụp từ phía Tây Berlin. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Một người đào tẩu khác được binh lính Đông Berlin với trang bị súng AK-47 bắn hạ sau khi cố bỏ chạy sang phía Tây Berlin. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cổng Brandenburg biểu tượng của Berlin thuộc về Tây Đức, trong khi đó phần phía bên phải bức tường thuộc về Đông Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Bức ảnh huyền thoại về một người lính gác ở phía Đông Berlin bỏ chạy sang phía Tây Berlin. Người lính gác trong ảnh có tên Conrad Schumann, bức hình được chụp vào ngày 15/8/1961, chỉ 2 ngày sau khi bức tường Berlin được khởi công. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Hai người đàn ông ở phía Đông Berlin cố vượt qua trạm gác Chaussee qua phía Tây Berlin vào tháng 4/1989, hàng dài người ở góc phải ảnh là những người dân phía Tây Berlin đang xin giấy phép đi vào Đông Berlin để thăm người thân. Vào những năm 80, việc đi lại từ Tây sang Đông Berlin diễn ra khá dễ dàng, tuy nhiên theo chiều ngược lại thì rất khó khăn. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Hai người đàn ông ở bức ảnh trên bị lực lượng cảnh sát Đông Đức bắt giữ sau nỗ lực vượt rào không thành. Có thể thấy tới tận lúc này, cảnh sát phía Đông Đức vẫn được trang bị súng AK-47. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Một cảnh sát Đông Đức tham gia vào vụ bắt giữ hai thanh niên vượt rào kể trên, nhân chứng cho biết đã có tiếng súng nổ nhưng có vẻ như đó là tiếng súng cảnh cáo, không có người bị thương trong vụ việc. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cảnh sát Đông Đức tấn công những người dân Tây Đức hiếu kỳ khi họ cố áp sát trạm kiểm soát Charlie để gây áp lực cho chính quyền phía Đông mở cửa cho người dân tự do đi lại vào ngày 7/10/1989. Lúc này, bức tường Berlin chuẩn bị sụp đổ. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Lực lượng cảnh sát Đông Đức và Tây Đức cố ngăn chặn dòng người từ Tây Đức đổ sang phía Đông vào ngày 12/11/1989. Vào thời điểm này, số phận phải sụp đổ của bức tường Berlin đã an bài, nhưng nhiều người không thể chờ thêm được nữa mà quyết định tự tràn sang bên kia biên giới. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Người dân Đông Đức và Tây Đức ăn mừng tại một trạm kiểm soát (không xác định) vào ngày 10/11/1989 sau khi chính quyền Đông Đức tuyên bố "Mở cửa biên giới" cho người dân Berlin tự do đi lại. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mọi trạm gác qua bức tường đều chật kín người, để đi lại giữa hai miền, nhiều người đã chọn cách trèo tường, họ không thể chờ thêm bất cứ một ngày nào nữa sau hơn 28 năm bị chia cách. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trong thế kỷ 20, nước Đức, Việt Nam và Triều Tiên là 3 quốc gia duy nhất trên thế giới bị chia cắt sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Việc bức tường Berlin sụp đổ đã giúp nước Đức thống nhất giống như Việt Nam sau 30 kháng chiến trường kỳ, còn Triều Tiên thì đến tận ngày nay vẫn chia cắt. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/buc-tuong-berlin-bieu-tuong-va-hy-vong-cua-chien-tranh-lanh-917093.html