Cá Koi Nhật Bản được thả tại sông Tô Lịch sau thời gian xử lý ô nhiễm

Sáng 16/9, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, các cơ quan báo đài, dòng cá Koi đắt giá và nổi tiếng của Nhật Bản được thả tại sông Tô Lịch và Hồ Tây

Sông Tô Lịch đã trở thành dòng sông “chết” suốt hàng chục năm qua. Trong suốt thời gian đó nhiều cơ quan, ban ngành vào cuộc quyết liệt để tìm mọi giải pháp khả thi để làm sống lại dòng sông, giúp người dân thoát cảnh sống trong ô nhiễm và làm hồi sinh dòng sông đẹp, thơ mộng này đã từng đi vào thi ca của đất nước.

Vì quá ô nhiễm nên từ trước tới nay cá không thể sống tại sông Tô Lịch

Mới đây, được sự đồng ý, tạo điều kiện của các cơ quan, ban ngành, của UBND TP Hà Nội.., Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) và đoàn chuyên gia Nhật bản đã thực hiện thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản.

Sau khi sử dụng công nghệ Nano Bioreactor một tín hiệu đáng mừng là cá đã về đây sinh sống và người dân câu được cá khá to tại đoạn sông này

Mặc dù công nghệ Nano Bioreactor mới được đưa vào thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch mới chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã chứng minh được tính khả thi. Sau một thời gian xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản mùi hôi thối gần như không còn, lượng bùn tích tụ hàng chục năm tại con sông này được phân hủy, các chỉ số nước đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Tiếp nối thành quả đạt được hôm nay, 16/9 đơn vị thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch đã thả cá Koi của Nhật Bản xuống con sông này

Việc thay đổi mức độ ô nhiễm tại Tô Lịch từ khi sử dụng công nghệ Nano Bioreactor không chỉ bằng cảm nhận của người dân sinh sống xung quanh con sông này, bằng những con số thống kê. Một tín hiệu đáng chú ý nhất là, sau khi sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để xử lý ô nhiễm sông tại sông Tô Lịch một thời gian ngắn, cá đã quay lại sinh sống ở dòng sông này sau hàng mấy chục năm “vắng bóng” do việc ô nhiễn tại con sông này quá nghiêm trọng.

Tiếp nối những kết quả đạt được, và để chứng minh tính khả thi trong việc dùng công nghệ Nano Bioreactor để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lich và một góc Hồ Tây. Sáng 16.9, trước sự chứng kiến của người dân, của các cơ quan truyền thông, Đại diện chuyên gia Nhật Bản, công ty JVE và các nhà khoa học đã trực tiếp thả cá Koi (Cá chép Nhật Bản) xuống đoạn sông được xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản này.

Thả cá Koi tại Hồ Tây

Chia sẻ trong buổi trình diễn thả 50 con cá Koi xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây, chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh: “Cá Koi là dòng cá cảnh đắt giá và nổi tiếng tại Nhật Bản. Loài cá này chỉ sinh sống và phát triển được ở môi trường nước sạch, không bị ô nhiểm. Thả cá Koi tại đoạn sông Tô Lịch và một góc Hô Tây sau thời gian thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor là việc làm thay cho lời nói của chúng tôi trong việc xử lý ô nhiễm, góp phần làm hồi sinh lại con sông này”.

Khoảng 50 con cá Koi được thả xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây, con cá lớn nhất có trọng lượng gần 3 kilogam

Nói về cảm xúc của mình, một người dân sinh sống bên bờ sông Tô Lịch tại đường Nguyễn Đình Hoàn (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) cho biết: “Từ khi xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản nhà tôi ngay cạnh con sông này đã không còn phải chịu tra tấn bởi mùi hôi thối của con sông này nữa.

Video thả cá Koi Nhật Bản tại sông Tô Lịch

Thời gian vừa rồi tôi được chứng kiến một chuyên gia Nhật Bản tắm tại con sông Tô Lịch, đó là việc làm hiếm có từ khi con sông này bị ô nhiễm tới bây giờ. Hôm nay được thấy thả cá Koi tại đoạn sông được xử lý ô nhiễm này tôi cảm thấy rất hứng thú và kỳ vọng trong thời gian tới công nghệ xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản này sẽ được nhân rộng để phần vào cải tạo ô nhiểm để môi trường được trong sạch hơn”.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/ca-koi-nhat-ban-duoc-tha-tai-song-to-lich-sau-thoi-gian-xu-ly-o-nhiem-d148008.html