Ca sĩ Việt không"kết" đĩa đơn

(24h) - Hàng loạt đĩa đơn của các ca sĩ Việt ồ ạt ra đời khi đó đã được công chúng đón nhận hào hứng. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, đĩa đơn bỗng dần thưa thớt, vắng bóng.

Đĩa đơn (Single) là một hình thức xuất bản quen thuộc trong nền công nghiệp âm nhạc giải trí thế giới. Xuất hiện ở nước ta khá muộn (cuối năm 2002 đầu 2003), hình thức xuất bản này ban đầu đã ít nhiều làm sôi động thị trường giải trí Việt vốn luôn có nhu cầu tiếp nhận cái mới và dễ dàng dung nạp cái lạ. Hàng loạt đĩa đơn của các ca sĩ Việt ồ ạt ra đời khi đó đã được công chúng đón nhận hào hứng. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, đĩa đơn bỗng dần thưa thớt, vắng bóng. Vì sao một hình thức xuất bản có nhiều ưu điểm và khá được ưa chuộng trên thế giới lại chỉ"sống vật vờ" ở Việt Nam? Ra đĩa đơn - dễ dàng mà hiệu quả Đĩa đơn là CD chỉ gồm 1,2 bài hát. Nguyên thủy, xuất bản phẩm này giống như dạng"tờ rơi" quảng cáo hay món quà khuyến mại được phát hành trước khi ca sĩ ra album nhằm thăm dò thị trường và quảng bá cho album sắp ra. Người ta thường chọn chính bài hát chủ đạo của album sắp ra để làm đĩa đơn. Về sau, khi thị trường âm nhạc thế giới phát triển mạnh và có sự cạnh tranh khốc liệt, các ca sĩ không thể đủng đỉnh ngồi đó chờ gom đủ 10 ca khúc của riêng mình thành album thì việc ra đĩa đơn trở thành sự lựa chọn tốt nhất. Đĩa đơn của Mỹ Tâm Ưu điểm của đĩa đơn đã được nền công nghiệp giải trí thế giới khẳng định trong mấy chục năm qua, đó là, ra đĩa đơn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với việc ra một album, nó đáp ứng được nhu cầu quảng bá ca khúc"hot" trong thời gian sớm nhất, đồng thời đảm bảo sự liền mạch trong chuỗi hoạt động âm nhạc của mỗi ca sĩ. Về phía công chúng, nó đáp ứng nhu cầu tức thời của người nghe trước một ca khúc đang được yêu thích qua sự thể hiện của một ca sĩ nào đó. Thêm vào đó, giá bán của đĩa đơn chỉ bằng nửa album 10 ca khúc thông thường nên người nghe có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Đĩa đơn vì thế được ví như"món ăn nhanh", ca sĩ có thể gửi ngay đến người hâm mộ mà không phải chờ tới lúc bữa tiệc album thịnh soạn dọn ra, vốn phải mất một thời gian dài để chuẩn bị. Trên thế giới, kể từ lần đầu tiên người ta tổ chức xếp hạng cho các đĩa đơn có doanh số bán ra lớn nhất thế giới vào năm 1952, thì việc ca sĩ ra đĩa đơn đã trở thành phong trào được phát triển rộng rãi tại tất cả các nước có nền âm nhạc giải trí phát triển. Bất cứ ca sĩ nào từ mới thành danh cho đến đã nổi tiếng đều chọ đĩa đơn như một cách ngầm khẳng định"độc quyền" của mình đối với ca khúc. Sự thật là không ít đĩa đơn đã mang lại tiếng tăm và vị thế độc quyền cho ca sĩ. Chẳng hạn, đĩa đơn Baby One More Time đã khẳng định"độc quyền" về mặt thị hiếu khán giả cho ca sĩ Britney Spears. Bất kỳ ca sĩ nào sau đó muốn hát lại ca khúc này cũng cảm thấy e ngại, sợ phải va đập với một thị hiếu đã định hình, nhất là khi ca sĩ đi sau chưa có được nội lực thâm hậu, phong cách riêng độc đáo, hay sự vượt trội về mặt nào đó. Thanh Thảo Sớm "thất thế" ở Việt Nam Showbis Việt do phát triển chậm hơn so với thế giới nên có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm từ thế giới. Đĩa đơn"made in Vietnam" xuất hiện mô phỏng theo thế giới là xu hướng tất yếu trong dòng chảy dần đi đến chuyên nghiệp của công nghệ biểu diễn Việt vốn ưa chuộng cái gọi là"thời trang". Mở màn tại Việt Nam là ca sĩ Mỹ Tâm và ca sĩ Thanh Thảo với Cây đàn sinh viên, Ban mai tình yêu, Tiếng sét chàng và nàng... Những single đầu tiên này đã gây bất ngờ bởi kết quả rất khả quan mặc cho tâm lý người tiêu dùng Việt Nam là mua một CD chỉ có 1, 2 bài. Khởi đầu tốt đẹp đó đã khiến giới ca sĩ và nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư cho đĩa đơn. Các ca sĩ trẻ như Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Hưng, Lam Trường, Minh Quân, Thanh Thảo... cũng lần lượt ra đĩa đơn để chạy đua cùng thị trường. Hầu hết các đĩa đơn ra đời khi đó đã thành công trong việc đẩy nhiều ca sĩ lên thành"sao", đưa nhiều ca khúc lên hàng"hit". Những tưởng đĩa đơn nhờ thế sẽ nhanh chóng trở thành thứ vũ khí lợi hại trong công nghệ showbiz còn non trẻ ở Việt Nam. Hầu hết ca sĩ Việt không ra đĩa đơn Nhưng không, chưa đầy ba năm sau, đĩa đơn Việt bỗng xuất hiện thưa dần rồi trở nên vắng bóng. Thỉnh thoảng, người nghe cũng thấy một vài đĩa đơn ra lò nhưng thường là để làm từ thiện hay kêu gọi phong trào, kiểu như: Đứa bé của nhạc sĩ Minh Khang và 60 ca sĩ Việt để gây quỹ giúp đỡ trẻ em mồ côi: Vì một thế giới ngày mai của Mỹ Linh và ca sĩ người Philippines Carlos Carosa để ủng hộ người nghèo. Bài ca Hồ Chí Minh của Hồ Quỳnh Hương để kỷ niệm sinh nhật Bác hay Hát cho hành tinh xanh của Mỹ Linh để kêu gọi bảo vệ thiên nhiên môi trường... Vậy điều gì đã khiến cho đĩa đơn thất thế trên thị trường âm nhạc Việt? Một nguyên nhân mà giới sành âm nhạc dễ dàng nhận ra là ngay từ đầu xuất hiện, đĩa đơn Việt đã đi sai cách. Ban mai tình yêu của Mỹ Tâm có 3 ca khúc khác nhau hoàn toàn, giống như là một album rút ngắn: rút ngắn số lượng bài, rút ngắn kinh phí, rút ngắn thời gian... chứ không phải kiểu đĩa đơn mà thế giới vẫn làm. Cuối cùng ca khúc thành công không phải là ca khúc chủ đề Ban mai tình yêu mà lại là Tình lỡ cách xa! Các đĩa đơn tiếp theo lần lượt ngã vào vết xe có sẵn... Ca sĩ đua nhau giắt lưng một đĩa đơn để có mặt trên kệ đĩa, để theo kịp xu hướng thời thượng, bởi chỉ cần dăm ba triệu là có ngay một đĩa đơn, nếu may mắn lại cón có hể trở thành"hit" ngon lành, chẳng cần quan tâm đến việc có đủ lực để phát hành album hay không. Điều này đã dẫn đến giai đoạn thất thế cảu đĩa đơn của ca sĩ, họ dần dần tự ý thức và chọn lựa kĩ càng hơn. Người nghe vốn không thích bỏ đĩa vào mấy chỉ để nghe một album có hai ba bài rồi lại lấy ra! Tuấn Hưng Thêm vào đó, công nghệ CD nhái bắt đầu đổi hướng tấn công, nhắm thẳng vào xu hướng của khán giả mà"bắn" nhiều đĩa đơn được đem dồn vào ộtm người nghe chỉ tốn từ 5 - 8 ngàn đồng là có luôn vài ba cái đĩa đơn đang hot trong một CD mà không phải mất công thay đi thay lại nhiều lần. Trước tình cảnh đó, ca sĩ hoảng hốt, e dè mà lùi bước, chẳng mấy người dám liều thân mà ra đía đơn gắn liền với một vài ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Mỹ Linh với Vì một thế giới ngày mai, Minh Khang với Đứa bé, Phương Vy với Chuyện về người con gái, Hồ Ngọc Hà với The First Single, Thanh Hằng với Nhịp thở đôi... Hầu hết những đĩa đơn này được thực hiện như một thử nghiệm nhỏ hay đơn giản là một món quà nhỏ để tặng kèm album chính, một sản phẩm để quảng cáo hay để làm từ thiện. Tuy nhiên, thật không ngờ là những đĩa đơn này lại gây được tiếng vang và thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng. Ngay với ca sĩ hạng sao Hồ Ngọc Hà thì việc ra mắt The First Singhle cũng chỉ là"một cuộc thử nghiệm đầy mạo hiểm của bản thân" mặc dù cô thừa nhận rằng:"Trên thế giới việc nghe sighle đã là thói quen rất phổ biến, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc các ca sỹ ra mắt, phát hành và khán giả chọn nghe những single chưa nhiều" và cô rất muốn mọi người"cùng nhau tập thành một thói quen tư duy" và thừa nhận rằng:"Để có bài hát mới nhanh nhất và đến với công chúng gần nhất, đó chính là ra một đĩa đơn". Nếu được thực hiện đúng bài bản và với mục đích phù hợp, hình thức xuất bản đĩa đơn hoàn toàn có thể phát huy ưu điểm của mình, trở thành một giải pháp an toàn và tin cậy cho các ca sĩ Việt trên con đường tìm đến với người hâm mộ, giống như những gì đĩa đơn đã và đang thể hiện trên thị trường âm nhạc thế giới.

Nguồn 24H: http://www21.24h.com.vn/ca-nhac-mtv/ca-si-viet-khongket-dia-don-c73a291488.html