Các biện pháp trừng phạt Nga 'cạn kiệt', Mỹ và đồng minh đối mặt với phản đòn kinh tế

Hôm nay (7/4), các cường quốc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt lên Nga để phản ứng với vụ 'thảm sát ở Bucha', rõ ràng các phương án thay thế 'dễ dàng hơn' đã cạn kiệt và những bất đồng gay gắt giữa các đồng minh về các động thái tiếp theo đã phát triển.

Để đối phó với cuộc chiến của Nga vào Ukraine, Liên minh châu Âu đã đề xuất bước đầu tiên nhằm hạn chế lĩnh vực năng lượng của Nga bằng cách cấm nhập khẩu than của Nga. Thậm chí, các thành viên EU vẫn còn chia rẽ về hành động này, chưa nói đến việc hạn chế nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, vốn quan trọng hơn đối với nền kinh tế của họ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gặp Ngoại trưởng Úc Marise Payne, bên cạnh cố vấn Úc Mikaela James, Tham tán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Derek Chollet và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price tại Bỉ. Ảnh: reuters.

Mỹ tăng cường phạt Nga, châu Âu chịu thiệt nhất

Mỹ và Nhóm G-7 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với ngân hàng Sberbank – ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga, cũng như các công ty quốc doanh khác và các nhà lãnh đạo chính phủ Nga, khiến họ không thể tiếp cận hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la Mỹ một cách hiệu quả.

Mỹ cũng đã cấm công dân nước này thực hiện các khoản đầu tư mới vào Nga và cấm Nga thanh toán cho các chủ nợ có chủ quyền bằng các khoản tiền nằm trong các ngân hàng của Mỹ.

Bất chấp việc đồng rúp Nga bị giới hạn nghiêm trọng đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tuần vào thứ Tư (6/4), các quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho rằng các lệnh trừng phạt đang khiến Nga quay trở lại nền kinh tế đóng cửa theo kiểu Liên Xô những năm 1980 khắc khổ.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ bao gồm cấm Nga tiếp tục thu lợi nhuận từ xuất khẩu năng lượng - sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ hôm thứ Tư (6/4) rằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với năng lượng của Nga hiện không khả thi đối với các đối tác châu Âu phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Nga sản xuất hơn 40% lượng khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu, được Cơ quan Năng lượng Quốc tế định giá hơn 400 triệu USD mỗi ngày. Nga cung cấp 1/3 lượng dầu nhập khẩu của EU, trị giá hơn 700 triệu USD mỗi ngày. Vì vậy, trong khoảng thời gian ngắn năng lượng Nga rất quan trọng với châu Âu.

Tuần này, sự phân chia của các quốc gia thuộc châu Âu đã “lộ rõ” hơn. Sau tuyên bố của Lithuania rằng họ sẽ không còn mua khí đốt của Nga để tiêu thụ trong nước.

Bộ trưởng Tài chính Áo Magnus Brunner đã nhắc lại sự phản đối của ông đối với các lệnh trừng phạt dầu khí của Nga, nói với các phóng viên ở Luxembourg rằng nếu ngừng mua khí đốt thì điều đó sẽ gây thiệt hại cho Áo nhiều hơn Nga.

Bước tiến ‘mạnh tay” tiếp theo

Theo Daniel Tannebaum, một cựu quan chức tại Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính, việc thiếu thỏa thuận về giảm nhập khẩu năng lượng có nghĩa là các lựa chọn để gia tăng áp lực bị hạn chế, nhưng lệnh cấm đầu tư được công bố có thể “đẩy” nhiều công ty đa quốc gia ra khỏi Nga.

Ông Tannebaum, người lãnh đạo hoạt động chống tội phạm tài chính của công ty tư vấn Oliver Wyman cho biết: Có thể bắt đầu cấm buôn bán trong nhiều ngành hơn ngay lập tức. Điều này sẽ khiến người Nga khó tiếp cận với nhiều loại sản phẩm phương Tây hơn như dược phẩm, tương tự như lệnh cấm hàng xa xỉ được áp dụng trong những ngày đầu của chiến tranh.

Mỹ đã và đang gây áp lực buộc các đối tác châu Âu phải “gây thêm đau đớn” cho Nga trong khi vẫn đảm bảo rằng liên minh chống lại Tổng thống Vladimir Putin không tan rã, “một sự cân bằng mong manh” chỉ đang trở nên khó khăn hơn.

Theo Allen, để chuyển sang một làn sóng trừng phạt khắc nghiệt hơn, các nhà chức trách Mỹ sẽ cần trấn an các nước châu Âu rằng thị trường năng lượng và nguồn cung có thể được ổn định để ngăn chặn thảm họa kinh tế gây ra. Allen lưu ý rằng một EU suy yếu về kinh tế không có lợi cho ai.

Ông Allen nói: “Nếu Tây Âu rơi vào suy thoái, điều đó sẽ hạn chế đáng kể số lượng viện trợ (cả về mặt tinh thần và vật chất) mà họ có thể cung cấp cho Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được cho là sẽ ủng hộ các động thái lớn hơn trong các cuộc họp ngoại trưởng NATO và G7 vào tuần này tại Bỉ. Các cuộc họp tương tự đã được tổ chức vào tuần trước tại London, Bỉ, Paris và Berlin bởi Thứ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Wally Adeyemo.

Theo một quan chức châu Âu tham gia các cuộc đàm phán về lệnh trừng phạt, “vẫn còn kẽ hở để cắm vào” chẳng hạn như việc các công ty Đức và Pháp tiếp tục bám vào Nga và liên tục săn lùng du thuyền đắt tiền và các tài sản khác do các nhà tài phiệt Nga nắm giữ.

Lê Na (Theo CNA)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cac-bien-phap-trung-phat-nga-can-kiet-my-va-dong-minh-doi-mat-voi-phan-don-kinh-te-post189060.html