Các bước thực hiện thủ tục hành chính hưởng chế độ BHXH cho phụ nữ mang thai hộ

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Quyết định công bố 18 thủ tục hành chính lĩnh vực BHXH, trong đó, sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính thực hiện chế độ thải sản với lao động nữ mang thai, mang thai hộ khi khám thai hoặc gặp những rủi ro liên quan…

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Quyết định số 1904/QĐ-LĐTBXH về việc công bố 18 thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực BHXH thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Trong đó, có thủ tục hành chính về “Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai”. Thủ tục hành chính này đã bổ sung một số nội dung về cách thức thực hiện, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và căn cứ pháp lý.

Cái kết cho người phụ nữ 10 năm "chiến đấu" với hen suyễn!

Cái kết cho người phụ nữ 10 năm "chiến đấu" với hen suyễn!

"Đau như dao đâm" vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, tôi đã làm cách này và vượt qua!

Ù TAI, VE KÊU trong tai, thính lực chỉ còn 5% – Anh Hùng nghe rõ trở lại nhờ cách này!

"Đau như dao đâm" vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, tôi đã làm cách này và vượt qua!

Cụ thể, trình tự thực hiện và thời hạn giải quyết:

Bước 1:

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Bước 2:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người lao động có thể nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;

Thời hạn giải quyết trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ phải nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động nghỉ việc để thực hiện biện pháp tránh thai.

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, thì: Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ (MTH) theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật BHXH được quy định như sau:

1.Lao động nữ MTH đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Lao động nữ MTH đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3. Lao động nữ MTH khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ MTH sinh con;

b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ MTH nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật BHXH;

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần…

PV

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/luat-doi/cac-buoc-thuc-hien-thu-tuc-hanh-chinh-huong-che-do-bhxh-cho-phu-nu-mang-thai-ho-post57892.html