Các địa phương tăng cường bảo vệ, phát triển rừng

* Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăngTheo Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tăng trở lại trong những ngày tới. Từ ngày 7 đến 13-5, xâm nhập mặn có xu thế tăng từ một đến ba km so với đầu tháng 5. Ranh mặn 4 gram/lít, lớn nhất tuần có thể từ 30 đến 42 km tại các cửa sông Cửu Long, từ 50 đến 62 km trên sông Vàm Cỏ và từ 40 đến 45 km trên sông Cái Lớn…

Người dân xã Lương Thông, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) trồng thông gây rừng. Ảnh: T.H

Người dân xã Lương Thông, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) trồng thông gây rừng. Ảnh: T.H

* Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng

Theo Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tăng trở lại trong những ngày tới. Từ ngày 7 đến 13-5, xâm nhập mặn có xu thế tăng từ một đến ba km so với đầu tháng 5. Ranh mặn 4 gram/lít, lớn nhất tuần có thể từ 30 đến 42 km tại các cửa sông Cửu Long, từ 50 đến 62 km trên sông Vàm Cỏ và từ 40 đến 45 km trên sông Cái Lớn…

* Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện 61 lượt tuần tra với 425 lượt người tham gia. Qua đó, phát hiện và xử lý 13 vụ phá rừng trái phép. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 58.637 m2.

* Huyện Định Hóa (Thái Nguyên) hiện có 32.414 ha đất lâm nghiệp. Mỗi năm, huyện trồng mới được khoảng 1.000 ha rừng các loại. Hằng năm, người dân trong huyện khai thác được 25 đến 30 nghìn m3 gỗ các loại, gần 30 nghìn ster củi… với tổng giá trị khoảng 40 tỷ đồng.

* Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Cao Bằng trồng mới hơn 6.241 ha rừng, bình quân trồng được 1.248,2 ha/năm. Trong đó, trồng rừng đặc dụng 34 ha; rừng phòng hộ 1.084,6 ha; rừng sản xuất 5.122,5 ha. Hiện, địa phương đang xã hội hóa ngành lâm nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

* Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm Khánh Sơn (Khánh Hòa) phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn việc khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Qua đó đã phát hiện và lập biên bản sáu vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; xử lý hành chính ba vụ, tịch thu gần 2,2 m3 gỗ xẻ hộp và gần 1,8 m3 gỗ tròn các loại. Khánh Sơn đang trong cao điểm mùa khô cho nên bên cạnh công tác kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, Hạt Kiểm lâm Khánh Sơn tập trung cho công tác phòng, chống cháy rừng.

* Vụ xuân năm 2021, huyện Thuận Châu (Sơn La) gieo cấy hơn 1.800 ha lúa. Dự báo thời gian tới, nắng nóng có xen kẽ các đợt mưa, sâu bệnh sẽ phát sinh gây hại trên lúa. Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm sâu bệnh để có biện pháp trị bệnh hiệu quả.

* Tỉnh Cao Bằng có hơn 2.000 ha cây trồng bị nhiễm sâu bệnh, bằng khoảng 5,6% tổng diện tích cây trồng vụ đông xuân. Ngành nông nghiệp đã hướng dẫn người dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bệnh; sử dụng hợp lý các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ.

* Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Ninh tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho 53 cơ sở buôn bán thuốc BVTV tại địa phương. Qua tập huấn, người dân sẽ có kiến thức về thuốc BVTV để phát triển trong kinh doanh, góp phần đẩy mạnh nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

* Vụ xuân 2021, huyện Yên Thành (Nghệ An) gieo cấy hơn 12.800 ha, dự kiến bình quân ước đạt 7,3 tấn/ha. Hiện nay, người dân đang tranh thủ thu hoạch lúa, để làm đất cấy vụ hè thu sớm. Dự kiến đến ngày 10-5 trở đi mới thu hoạch lúa đại trà.

* Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vụ đông xuân 2020-2021 tại khu vực ĐBSCL ước đạt 27.363 ha, trong đó chuyển đổi cây hằng năm là 18.808 ha, cây ăn trái là 4.133 ha...

* Tỉnh Tiền Giang đã cắt vụ lúa thu đông được hơn 20.800 ha, chỉ một số ít hộ xuống giống ba vụ. Việc cắt vụ đã được người dân ủng hộ vì đây là yếu tố quyết định nhằm ứng phó thành công trước hạn, mặn.

* TP Cần Thơ có diện tích chuyển đổi cây trồng, thích ứng khô hạn là 6.246 ha, với các loại cây trồng rau màu và đậu các loại, đạt 42,32% kế hoạch năm. Tổng diện tích cây ăn trái toàn thành phố 21.623 ha, đạt 94,42% kế hoạch năm.

* Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn vật nuôi, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã tiêm hơn 2.000 liều vắc-xin lở mồm long móng, hơn 2.600 liều vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò… Địa phương có tổng đàn đại gia súc hơn 11 nghìn con, dê hơn 400 con, lợn hơn 13.800 con và 140 nghìn con gia cầm.

* Tỉnh Bến Tre có kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2021 - 2030. Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu thực hiện tất cả các nhiệm vụ bắt buộc; hơn 50% các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện về giảm phát thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực năng lượng; nông nghiệp; chất thải; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, các quá trình công nghiệp...

* Theo Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, năm nay, thành phố Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp hai đến ba cơn bão, áp thấp nhiệt đới, sáu đến tám đợt mưa lớn diện rộng. Trên các sông: Hồng, Đà, Đáy, Đuống, Tích, Bùi... có thể xuất hiện ba đến năm đợt lũ ở mức báo động từ cấp I đến cấp III. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ từ tháng 7 đến tháng 9.

Thành phố Hà Nội sẽ cải tạo, sửa chữa chân kè Minh Quang, huyện Ba Vì và kè Đại Gia, huyện Phú Xuyên với tổng kinh phí khoảng 43,65 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Kế hoạch được thực hiện trong hai năm (2021 - 2022) nhằm bảo đảm an toàn đê điều, phòng, chống thiên tai...

* Về thu quỹ phòng, chống thiên tai, năm 2020, toàn tỉnh Bắc Ninh thu được gần 64 tỷ đồng, nguồn quỹ này kịp thời chi cho công tác phòng ngừa, ứng phó và cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn cho nên từ ngày 10-5, ở khu vực phía tây Bắc Bộ, vùng núi Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 370C, có nơi hơn 370C. Từ ngày 11-5, nắng nóng mở rộng ra toàn bộ khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 380C, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 390C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 45 đến 60%. Đợt nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 16-5. Dự báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.

PV và CTV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/cac-dia-phuong-tang-cuong-bao-ve-phat-trien-rung-645249/