Các đơn vị nợ thuế liệu có quên mất quyền và nghĩa vụ của mình?

Mới đây, Cục Thuế TP Hà Nội thông báo công khai các đơn vị nợ thuế đến thời điểm 31/10/2019 - Danh sách 245 đơn vị nợ thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền phạt và tiền chậm nộp. Với số nợ 1.277.770 triệu đồng.

Cục Thuế TP Hà Nội công khai danh sách nợ thuế

Ngày 5/12/2019, Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục công khai danh sách 245 DN nợ thuế với số nợ 1.277.770 triệu đồng tính đến ngày 31/10/2019.

Trong đó công khai lần đầu 220 đơn vị và 25 đơn vị công khai lại. 220 đơn vị công khai lần đầu với số nợ thuế 75.717 triệu đồng thuế, phí, tiền thuê đất, tiền phạt và tiền chậm nộp tính đến ngày 31/10/2019.

Cục Thuế TP Hà Nội phát đi thông báo công khai Danh sách 245 đơn vị nợ thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.

Cục Thuế TP Hà Nội phát đi thông báo công khai Danh sách 245 đơn vị nợ thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.

Cụ thể, 210 doanh nghiệp nợ 31.302 triệu đồng thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp tính đến ngày 31/10/2019. Đứng đầu danh sách này là 02 đơn vị: Công ty cổ phần thép Trang Hùng có MST: 0101474302 với số nợ hơn 3,4 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2019.

Công ty cổ phần trung tâm thương mại V+ Hòa Bình có MST: 0106757174 với số nợ hơn 3,2 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2019. Từ ngày 01/11/2019 đến ngày 03/12/2019, Công ty đã nộp 253 triệu tiền nợ (đã được hạch toán vào ứng dụng của cơ quan thuế), số chưa nộp là hơn 2,9 tỷ đồng.

10 đơn vị nợ 44.415 triệu đồng tiền thuê đất, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuê đất tính đến ngày 31/10/2019. Đứng đầu danh sách là Công Ty SXCN và xây lắp Hà Nội có MST: 0100106754 với số nợ 16,28 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2019

Công khai lại 25 đơn vị nợ 1.202.053 triệu đồng thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền phạt và tiền chậm nộp tính đến ngày 31/10/2019. Đây là các đơn vị nợ thuế đã được Cục Thuế thực hiện công khai những năm trước (năm 2015,2016, 2017 hoặc 2018).

Trong đó: 11 doanh nghiệp nợ 78.557 triệu đồng thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp tính đến ngày 31/10/2019. Đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần cầu 12 - CIENCO1, MST 0100104651 với số nợ gần 71,5 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2019.

07 đơn vị nợ 80.862 triệu đồng tiền thuê đất, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuê đất tính đến ngày 31/10/2019. Đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, MST 0100105334 với số nợ hơn 48,3 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2019. Từ ngày 01/11/2019 đến ngày 03/12/2019, Công ty đã nộp 7,5 tỷ đồng tiền nợ (đã được hạch toán vào ứng dụng của cơ quan thuế), số chưa nộp là hơn 40,8 tỷ đồng.

07 đơn vị nợ 1.042.634 triệu đồng tiền sử dụng đất, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất tính đến ngày 31/10/2019. Đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần Lũng Lô 5, MST 0102333618 với số nợ hơn 336,6 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2019.

Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được chính quyền ưu đãi, được bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra thiết lập được mối quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ và các vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, dễ dàng. Như vậy, việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế sẽ giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước.

Từ đó, doanh nghiệp và chính quyền sẽ có mối quan hệ mật thiết hơn, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đấy cũng chính là cách mà doanh nghiệp quảng bá cho đạo đức kinh doanh, cho thương hiệu của mình.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tuân thủ đúng luật thuế đối với doanh nghiệp không chỉ là nghĩa vụ mà còn là thể hiện đạo đức kinh doanh, thể hiện sự đền đáp nghĩa tình khi nhà nước đã tạo điều kiện cho vay vốn không lãi, miễn giảm thuế…doanh nghiệp làm ăn có lãi thì đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là chuyện đương nhiên phải làm.

Đóng thuế nghiêm túc là một trong những yếu tố làm tăng uy tín, hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với các đối tác trong nước cũng như với nước ngoài. Các đối tác - nhất là đối tác nước ngoài - thường yêu cầu cung cấp Báo cáo tài chính, những chứng từ thể hiện số thuế nộp cho ngân sách hàng năm là bao nhiêu để chứng minh quy mô và hiệu quả kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Đối với nội bộ doanh nghiệp, hàng năm hoạt động kiểm toán, báo cáo thuế và nộp thuế đầy đủ cũng tạo cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc, tin tưởng vào sự phát triển bền vững của công ty. Nếu một doanh nghiệp có tầm nhìn xa trông rộng, muốn xây dựng thương hiệu lớn mạnh thì không vì lợi ích trước mắt gian lận thuế, báo cáo lỗ để rồi mất niềm tin với khách hàng, cán bộ công nhân viên hoang mang và ngay cả khi cần vốn thì ngân hàng cũng không dám cho vay, muốn sửa sai cũng không sửa được.

Doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh - bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời đem lại các lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì đó là hành động có đạo đức.

Phạm Duy (t/h)

Nguồn Pháp Luật Plus: https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/cac-don-vi-no-thue-lieu-co-quen-mat-quyen-va-nghia-vu-cua-minh-d112983.html