Các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp đã có giá phát điện

Giá trần (cao nhất) của khung giá phát điện, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp từ 1.184,90 1.815,95 đồng/kWh tùy từng loại hình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngày 7/1, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành Khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Theo đó, mức trần giá bán điện đối với nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,90 đồng/kWh; mức trần đối với điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh; giá trần đối với nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh và 1.815,95 đồng/kWh là mức trần áp dụng đối với điện gió trên biển.

Phụ lục kèm theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023.

Như vậy, sau 24 tháng (đối với các dự án điện mặt trời) và 14 tháng (đối với các dự án điện gió) kể từ khi hết hạn giá FIT, cuối cùng các dự án chuyển tiếp đã có căn cứ để đàm phán.

Căn cứ vào khung giá này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thỏa thuận giá phát điện theo quy định. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, 7/1/2023.

Theo Bộ Công Thương, Khung giá này được xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 của Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Trước đó, ngày 30/12/2022, theo yêu cầu của EVN, Công ty Mua bán điện - EPTC (trực thuộc EVN) đã có văn bản (số 9484/EPTC-KDMĐ) giải trình việc rà soát tính toán khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Các thông số tính toán theo quy định của Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 của Bộ Công Thương.

Công văn số 9484/EPTC-KDMĐ ngày 30/12/2022 của Công ty Mua Bán Điện về việc rà soát tính toán Khung giá phát điện Nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Đối với những thông số chưa được quy định cụ thể trong Thông tư 15 nói trên, EPTC tính toán tương ứng với phương án dựa trên suất đầu tư, tỷ lệ % vốn vay ngoại tệ/nội tệ, lãi suất vốn vay ngoại tệ/nội tệ, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, điện năng giao nhận bình quân.

Căn cứ bộ thông số đầu vào tính toán nêu trên, EPTC đưa ra 4 phương án và đề xuất xem xét khung giá phát điện với giá trị nhỏ nhất trong các kết quả tính toán theo 4 phương án đó. Đây chính là khung giá phát điện đề xuất mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gửi Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực ngày 20/11/2022. Cụ thể:

Ngọc Linh

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/cac-du-an-dien-mat-troi-dien-gio-chuyen-tiep-da-co-gia-phat-dien-post16359.html