Các lệnh trừng phạt chống lại Nga cho thấy sự vô ích của việc tạo ra 'NATO kinh tế'

Ý tưởng tạo ra một khối 'NATO kinh tế' nhằm chống lại Nga bị đánh giá là không cần thiết và sẽ sớm đi đến thất bại.

Ý tưởng thành lập một khối "NATO kinh tế" tỏ ra hoàn toàn thiếu tính khả thi. Quan điểm này đã được thể hiện bởi người phụ trách chuyên mục của tờ National Interest (NI) - nhà báo Yamin Hook.

Ý tưởng thành lập một khối "NATO kinh tế" tỏ ra hoàn toàn thiếu tính khả thi. Quan điểm này đã được thể hiện bởi người phụ trách chuyên mục của tờ National Interest (NI) - nhà báo Yamin Hook.

Thủ tướng Anh Liz Truss đã đề xuất thành lập e-NATO (NATO kinh tế) - một tổ chức kinh tế có thể gây áp lực lên các nước đối thủ, bao gồm cả Nga, với sự trợ giúp của các biện pháp trừng phạt tập thể. Tuy nhiên trên thực tế, ý tưởng này chắc chắn sẽ thất bại, nhà báo Yamin Huk nói.

“Các thành viên của tổ chức có thể bị buộc phải tham gia vào những biện pháp trừng phạt đi ngược lại với lợi ích quốc gia của chính họ, điều này khiến cho tính khả thi trở nên rất thấp".

"Rốt cuộc các biện pháp trừng phạt là một con đường hai chiều: những quốc gia hưởng ứng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của chính họ, với hy vọng rằng biện pháp này sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn cho đối phương”, nhà phân tích của tờ NI viết.

Nhà phân tích đưa ra một ví dụ: nếu các nước tham gia e-NATO áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một nhà xuất khẩu thực phẩm, thì những quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các quốc gia khác không phụ thuộc vào nguồn cung cấp hàng hóa đó.

Trên thực tế, một tình huống tương tự đang phát triển trong thời điểm hiện nay: các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí đã giáng đòn mạnh vào những quốc gia nhập khẩu khí đốt và dầu từ Liên bang Nga nhiều hơn so với những quốc gia không mua tài nguyên năng lượng từ Moskva.

Cần đặc biệt nhấn mạnh đó là các nước thuộc Liên minh Châu Âu, trong đó nổi bật là Đức đang phải chịu nhiều thiệt hại hơn so với Mỹ.

Nhà báo Yamin Hook kết luận: “Phản ứng của NATO và Liên minh châu Âu đối với các sự kiện ở Ukraine cho thấy gánh nặng của các lệnh trừng phạt là không giống nhau giữa những nước áp dụng".

Người phụ trách chuyên mục của tờ NI cũng viết rằng, việc thành lập một khối "NATO kinh tế" sẽ giúp việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trở nên dễ dàng hơn và những thành viên của liên minh sẽ sử dụng chúng ngay cả khi không cần thiết.

Ngoài ra, e-NATO có thể duy trì các lệnh trừng phạt lâu hơn mức cần thiết. Chuyên gia Yamin Huq giải thích: ví dụ, Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Cuba ngay cả khi không còn nhu cầu như vậy nữa.

Và nếu một kiểu liên kết kinh tế nào đó tồn tại, thì tất cả các thành viên của khối sẽ buộc phải làm như vậy, đồng thời buộc quên đi lợi ích của chính mình.

Do đó, theo tác giả bài viết trên ấn phẩm National Interest, ý tưởng thành lập một "NATO kinh tế" khó có thể được gọi là tốt, vì nó không khả thi và khó áp dụng trong thế giới thực.

Tuy nhiên nhà báo Yamin Huk im lặng về một thực tế rằng ngay cả các lệnh trừng phạt chống lại Nga hiện nay cũng đang mâu thuẫn với lợi ích của nhiều quốc gia đã áp đặt chúng dưới áp lực từ Mỹ.

Ý tưởng về e-NATO được Thủ tướng Anh lên tiếng theo nhận xét chỉ nhằm ép những quốc gia nhỏ phải hành động vì lợi ích của các nước lớn hơn.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cac-lenh-trung-phat-chong-lai-nga-cho-thay-su-vo-ich-cua-viec-tao-ra-nato-kinh-te-post519865.antd