Các nước Thái Bình Dương lo ngại tình hình tại New Caledonia

Các nước Thái Bình Dương gần quần đảo New Caledonia kêu gọi các bên liên quan giảm căng thẳng tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như hối thúc Chính phủ Pháp và chính đảng tại New Caledonia quay lại đàm phán.

Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters cho rằng căng thẳng tại New Caledonia là mối lo ngại nghiêm trọng khắp khu vực các đảo Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi tất cả các bên giảm leo thang tình hình.

Ngoại trưởng Australia Penny Wong kêu gọi người dân New Caledonia bình tĩnh, đồng thời tuyên bố Chính phủ Australia ủng hộ cuộc thảo luận giữa tất cả các bên. Cao ủy đại diện cho nhà nước Pháp tại New Caledonia, ông Louis Le Franc cho biết lực lượng an ninh đã quản thúc tại gia 5 đối tượng nghi cầm đầu các cuộc bạo loạn. Nhà chức trách cũng sẽ tiến hành lục soát một số nhà riêng.

Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters cho rằng căng thẳng tại New Caledonia là mối lo ngại nghiêm trọng khắp khu vực các đảo Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters cho rằng căng thẳng tại New Caledonia là mối lo ngại nghiêm trọng khắp khu vực các đảo Thái Bình Dương.

Kể từ khi bạo lực nổ ra tại đây ngày 13/5, hàng trăm người bị thương, trong đó có 64 cảnh sát và hiến binh. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 200 đối tượng gây bạo loạn. Ông Le Franc cũng lưu ý các rào chắn trên đường do những người biểu tình dựng lên đang cản trở nghiêm trọng việc tiếp cận thực phẩm và y tế.

Kể từ khi bạo lực nổ ra tại đây ngày 13/5, hàng trăm người bị thương, trong đó có 64 cảnh sát và hiến binh.

Kể từ khi bạo lực nổ ra tại đây ngày 13/5, hàng trăm người bị thương, trong đó có 64 cảnh sát và hiến binh.

Biểu tình và bạo lực nổ ra khi Hạ viện Pháp bỏ phiếu ủng hộ dự luật điều chỉnh một số quy định đối với vùng lãnh thổ. Theo dự luật, cư dân Pháp đã sinh sống tại New Caledonia 10 năm có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp tỉnh.

Một số lãnh đạo địa phương cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến phiếu bầu của người Kanak bản địa, chiếm khoảng 41% dân số New Caledonia. Theo quy định, dự luật trên cần được lưỡng viện Quốc hội Pháp thông qua.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/cac-nuoc-thai-binh-duong-lo-ngai-tinh-hinh-tai-new-caledonia-238303.htm