Các startup có thể khai thác nhiều thông tin bổ ích từ Hệ sinh thái Startup ASVDA

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN- Media OutReach – Sự kiện InnoVEX 2019 do Hiệp hội Máy tính Đài Bắc (TCA) và Hiệp hội phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA) tổ chức đã diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan từ ngày 29 đến 31 tháng 5 năm 2019. Sự kiện này không chỉ mang đến […]

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN- Media OutReach – Sự kiện InnoVEX 2019 do Hiệp hội Máy tính Đài Bắc (TCA) và Hiệp hội phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA) tổ chức đã diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan từ ngày 29 đến 31 tháng 5 năm 2019. Sự kiện này không chỉ mang đến cho các chuyên gia đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ một chương trình hoành tráng với sự tham gia của 467 công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ quốc tế, mà còn có nhiều diễn đàn, cuộc thi, mai mối, trình diễn.

Các diễn giả của Diễn đàn hệ sinh thái Startup
ASVDA

Trong thời gian diễn ra InnoVEX, Hệ sinh thái khởi nghiệp của Cơ quan Phát triển thung lũng Silicon châu Á (The Asia Silicon Valley Development Agency – ASVDA) là một trong nhiều sự kiện thu hút sự quan tâm của các startup, những đới tượng quan tâm đến việc mở rộng khởi nghiệp tại Nhật Bản, Singapore, Pháp và Mỹ. Phiên họp đã mời các diễn giả nổi tiếng như ông Masashi Sato, Giám đốc cấp cao của Viện nghiên cứu Nomura; ông Jeff Karp, Giáo sư Đại học Harvard (Mỹ); ông Laurent Le Guyader, Trưởng nhóm cộng đồng và Thành viên hội đồng quản trị của La French Tech Taiwan; ông Dave Ng, Giám đốc của Công ty đầu tư mạo hiểm Eight Roads khu vực Đông Nam Á có các bài phát biểu trước khi tham gia phiên thảo luận được điều hành bởi ông David Weng, Tổng giám đốc của Tập đoàn quản lý vốn Đài Loan.

Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng là điều bắt buộc đối với thị trường Nhật Bản

Trong bài phát biểu của mình, ông Masashi Sato nhận định, thị trường ở Nhật Bản đặc biệt nhạy cảm và do đó, đòi hỏi các startup phải xác định kỹ lưỡng xu hướng thị trường. Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh đẻ rất thấp, dẫn đến sự sụt giảm mạnh về lực lượng lao động trong hầu hết các lĩnh vực. Sự phát triển sắp tới gây ra mối lo ngại cho chính phủ và doanh nghiệp, nhưng cũng đem lại cơ hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tự động hóa và các ứng dụng liên quan cho các startup công nghệ. Ông Masashi Sato cho biết thêm rằng, hiện ở Nhật Bản xảy ra tình trạng thiếu các nhà đầu tư mạo hiểm tư nhân, nhưng có nhiều vốn đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp (corporate venture capitals – CVC) và ông khuyến cáo các startup tích cực tham gia với CVC được hình thành bởi các nhà đầu tư trong ngành, các nhà quản lý cao cấp muốn tìm kiếm các công nghệ và ý tưởng sáng tạo.

Muốn khai thác thị trường Đông Nam Á thì cần phải địa phương hóa, nội địa hóa

Ông Dave Ng, Giám đốc của Công ty đầu tư mạo hiểm Eight Roads khu vực Đông Nam Á cũng là một trong những nhà đầu tư trước đây của Alibaba đưa ra những thông tin và cái nhìn sâu sắc về tiềm năng và cơ hội lớn cho tất cả các startup công nghệ ở khu vực Đông Nam Á. Quan điểm chính của ông là Đông Nam Á có dân số 650 triệu người với tỷ lệ thu nhập ngày càng tăng, nên tạo ra nhiều cơ hội và lẽ dĩ nhiên, đi kèm với không ít rủi ro. So với nhiều khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á đang chứng kiến bước nhảy vọt về công nghệ. Chẳng hạn, hầu hết dân số ở khu vực này có may mắn được trải nghiệm Internet đầu tiên của họ thông qua điện thoại thông minh, trong khi đối với một số khu vực khác trên thế giới, đó là một bước tiến bộ kéo dài trên dưới một thập kỷ.

Ông Dave Ng lưu ý đến một thực tế rằng, do khu vực Đông Nam Á có 10 quốc gia, nên có 10 chính phủ và 10 nền văn hóa khác nhau, nên các startup công nghệ sẽ phải thích nghi với mỗi quốc gia và từng nền văn hóa. Do đó, việc địa phương hóa, nội địa hóa sản phẩm là cực kỳ quan trọng.

Pháp: Sự kết hợp của văn hóa và công nghệ cao

Tiến sĩ Laurent Le Guyadar của La French Tech Đài Loan đã nêu ra nhiều cơ hội nảy sinh khi Đài Loan và Pháp hợp tác với nhau. Theo ông, La French Tech là một trong những cơ chế và công cụ hỗ trợ chính được Pháp sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới nổi. Thành tựu này là kết quả của một thời gian dài làm việc tại Đài Loan được thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân Pháp, các tổ chức của Pháp và nỗ lực của nhiều cá nhân. Mục tiêu của “La French Tech Taiwan” là tăng đáng kể số lượng chương trình tăng tốc khởi nghiệp và chương trình ươm tạo thúc đẩy các sáng kiến mới hướng tới sự phát triển của Pháp và Đài Loan về đổi mới và công nghệ mới, nhằm thúc đẩy sự hấp dẫn của Pháp với các startup Đài Loan.

Giang Tran

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/cac-startup-co-the-khai-thac-nhieu-thong-tin-bo-ich-tu-he-sinh-thai-startup-asvda/573710.vnp