Các sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần qua

Đà tăng giá dầu thô bị hạn chế bởi lo ngại đóng cửa nền kinh tế trở lại do phụ thuộc vào làn sóng Covid-19 thứ 2 và bầu cử Mỹ; Belarus lại vận chuyển xăng qua Nga; Đường ống TAP và TANAP sẽ làm thay đổi thị trường khí châu Âu; hợp tác đầu tư năng lượng là những thông tin nổi bật của thị trường năng lượng quốc tế tuần qua.

1.Tuần qua thị trường dầu toàn cầu lên xuống phụ thuộc vào các biện pháp hạn chế lây nhiễm dịch bệnh của châu Âu, Mỹ và tiến trình tranh cử tại Mỹ.

Giá dầu đầu tuần giảm nhẹ sau khi đình công ở Na Uy kết thúc. Đầu phiên ngày 14/10, không có thông tin hỗ trợ, Brent bắt đầu tăng trên 2% vượt ngưỡng 43,3 USD/thùng nhờ dự báo trữ lượng dầu thương mại Mỹ tuần qua giảm trên 5,4 triệu thùng (API). Trong ngắn hạn, đà tăng giá dầu thô bị hạn chế bởi lo ngại đóng cửa kinh tế trở lại do Covid-19 bùng phát và gia tăng nguồn cung từ phía Libya và OPEC+ thêm 2 triệu bpd kể từ tháng 1/2021.

OPEC dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới năm 2020 ở mức giảm 9,5 triệu bpd xuống còn 90,29 triệu bpd, đồng thời hạ dự báo nhu cầu năm 2021 gần 1 triệu bpd, từ 97,86 triệu bpd xuống còn 96,84 triệu bpd.

Theo IEA, mức tiêu thụ dầu có thể giảm 8% trong năm nay do đại dịch Covid-19, đặc biệt là do sự đình trệ của giao thông hàng không.

2. Những thỏa thuận hợp tác để phát triển thị trường năng lượng toàn cầu

Total và Google Cloud (Google) hợp tác phát triển công cụ Solar Mapper nhằm đẩy nhanh việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trong các hộ dân bằng cách cung cấp các đánh giá chính xác và nhanh chóng về tiềm năng năng lượng mặt trời áp mái.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/total-dau-tu-nang-luong-xanh-phat-trien-cong-cu-solar-mapper-580930.html

Tokyo Gas của Nhật Bản đã ký Thỏa thuận hợp tác chung với First Gen để chính thức tham gia dự án lưu trữ nổi và tái hóa khí tự nhiên hóa lỏng tại thành phố Batangas, Philippines.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tokyo-gas-ky-thoa-thuan-tham-gia-du-an-lng-voi-philippines-580837.html

3. Những thương vụ bạc tỷ của thị trường năng lượng thế giới

Transneft, công ty độc quyền quản lý và khai thác đường ống dẫn dầu ở Nga và Rosneft, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu của Nga, đã bồi thường cho Total liên quan đến việc vận chuyển dầu bị nhiễm bẩn qua đường ống Druzhba vào năm 2019, tổng cộng, trong nửa đầu năm 2020, Transneft đã trả 5,2 tỷ rúp (52,3 triệu euro) liên quan đến sự cố này.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/transneft-va-rosneft-den-bu-bao-nhieu-cho-total-khi-giao-dau-nhiem-ban-580742.html

Ngân hàng Thương mại Quốc gia (NCB) - lớn nhất KSA tuyên bố mua lại đối thủ cạnh tranh tập đoàn tài chính Samba với giá 15 tỷ USD.

https://petrotimes.vn/thuong-vu-15-ty-usd-cua-arab-saudi-580677.html

4.Theo các nguồn tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấp thuận khuyến nghị của Bộ Năng lượng nước này dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò ở Biển Đông có thể dẫn đến việc Philippines và Trung Quốc có khả năng tạo ra một liên doanh để thăm dò tài nguyên.

https://petrotimes.vn/philippines-do-bo-lenh-cam-tham-do-dau-khi-o-bien-dong-580943.html

5. Belarus được cho là đang lên kế hoạch vận chuyển xăng qua cảng Ust-Luga của Nga ở Baltic trong tháng 10, thay vì qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) như trước đây.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/belarus-lai-van-chuyen-xang-qua-nga-580830.html

6. Tập đoàn Trans Adriatic Pipeline gần như hoàn tất việc xây dựng đường ống dẫn khí xuyên Adriatic (TAP) công suất ban đầu 10 tỷ m3/năm với khả năng tăng lên gấp đôi, nối liền mỏ khí Shah Deniz 2 ngoài khơi Azerbaijan thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Albania với nam châu Âu (Ý).

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/duong-ong-tap-va-tanap-se-lam-thay-doi-thi-truong-khi-chau-au-580915.html

7. Canberra hôm 13/10 đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ vấn đề khi một số phương tiện truyền đưa tin về các biện pháp hạn chế của Trung Quốc đối với than nhập khẩu của Úc, điều này có thể càng khiến nền kinh tế xứ kangaroo thêm khó khăn do đại dịch Covid-19.

https://petrotimes.vn/trung-quoc-chuan-bi-danh-vao-yeu-diem-cua-uc-580684.html

8. Oman - quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất vùng Vịnh ngoài khối OPEC đã quyết định sẽ áp dụng mới thuế VAT 5% đối với tất cả mặt hàng, ngoại trừ thực phẩm thiết yếu, dịch vụ y tế, giáo dục và tài chính bắt đầu từ tháng 4/2021 nhằm giảm thiểu thâm hụt ngân sách do giá dầu thế giới sụt giảm.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/oman-tang-thue-de-giam-thieu-tham-hut-ngan-sach-do-gia-dau-sut-giam-580844.html

9. Trung Quốc đang đầu tư hàng chục tỷ USD vào các dự án hóa dầu mới, mặc dù nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu nội địa dự kiến sẽ bão hòa trong vòng 5 năm tới, dẫn đến nguy cơ phá giá sản phẩm tinh chế tại thị trường khu vực.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/trung-quoc-dau-tu-hang-chuc-ty-usd-vao-hoa-dau-gay-nguy-co-pha-gia-580553.html

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Đồng Hoa

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/cac-su-kien-noi-bat-tren-thi-truong-nang-luong-quoc-te-tuan-qua-580970-580970.html