Các trường phải hợp đồng thực phẩm như thế nào cho an toàn?

Để có nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn các trường có lớp ăn bán trú phải thực hợp đồng cung cấp thực phẩm với các cá nhân hoặc cơ sở có độ tin cậy với những yêu cầu quy chuẩn.

Bữa ăn bán trú rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để có chất lượng bữa ăn an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng, các trường tổ chức bữa ăn bán trú phải hết sức chú ý những điều khoản đối với hợp đồng thực phẩm cung cấp cho nhà trường.

Đó là được cung cấp thực đảm bảo chất lượng về VSATTP một cách thường xuyên và được bảo đảm bằng sự cam đoan và có tính pháp lý trước pháp luật của bên cung cấp thực phẩm.

Đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định.

Khi giao nhận thực phẩm hàng ngày phải có sổ ghi chép về tình trạng thực phẩm ( chất lượng, số lượng). Khi nhận TP ngoài nhân viên nhà bếp nên có đại diện của trường cùng kiểm tra chất lượng thực phẩm ( Ban giám hiệu hoặc cô giáo trên lớp hoặc đại diện ban phụ huynh...).

Những nơi không có nguồn cung cấp thực phẩm cố định thì cách tốt nhất vận động phụ huynh cung cấp ( hoặc đóng góp) thực phẩm tươi sạch, an toàn cho bữa ăn của trẻ tại trường.

Mặc dù có hợp đồng cung cấp thực phẩm nhưng người tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm và phải có kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi sạch hoặc không đảm bảo về vệ sinh, an toàn.

Khi nhận thực phẩm từ nhà cung cấp, các trường phải có đủ thành viên có trách nhiệm nhận, thẩm định chất lượng thực phẩm

Khi nhận thực phẩm từ nhà cung cấp, các trường phải có đủ thành viên có trách nhiệm nhận, thẩm định chất lượng thực phẩm

Để thuận lợi cho thực hành chế biến TP, bếp ăn trong trường phải đảm bảo nguyên tắc một chiều và nên chia 3 khu vực:

Khu tập kết, sơ chế thực phẩm sống
Khu chế biến thực phẩm
Khu pha chế thực phẩm chín - hoa quả, chia thức ăn.

Các khu vực phải có biển đề rõ ràng. Bảo đảm đường đi của thực phẩm theo một chiều từ khâu tiếp nhận thực phẩm sống đến khâu chia thức ăn.

Khi đã có TP tươi phải sơ chế và cho vào chế biến ngay, sơ chế thực phẩm trên bàn hoặc bệ, tránh để thực phẩm xuống đất hoặc sát đất.

Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào thực phẩm. Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan băng đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi chế biến, nấu nướng.

Rau phải rửa kĩ dưới vòi nước chảy hoặc rửa 3 lần trở lên. Nếu lượng rau nhiều phải chia nhỏ ra rửa làm nhiều đợt. ngâm khoảng 30 phút rồi rửa lại một lần nữa.

Đối với các loại quả phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi sử dụng.

T.Fan

Nguồn PL&XH: http://phapluatxahoi.vn/cac-truong-phai-hop-dong-thuc-pham-nhu-the-nao-cho-an-toan-119386.html