Cách giảm nồng độ cồn trong khí thở cấp tốc

Từ 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiến phương tiện giao thông mà trong hơi thở có mùi cồn. Dưới đây là một số cách giảm nồng độ cồn trong khí thở sau uống rượu, bia cấp tốc giúp bạn có thể yên tâm khi tham gia giao thông không bị xử phạt.

Rượu, bia là thức uống có chứa lượng cồn cao. (Ảnh minh họa).

Nồng độ cồn tồn tại bao lâu sau uống rượu, bia?

Rượu, bia là những loại đồ uống lên men từ tinh bột có chứa lượng cồn cao, được nhiều người ưa chuộng.

Rượu, bia được hấp thu nhanh vào máu, hơi thở, nước tiểu thông qua đường tiêu hóa. Khi uống quá nhiều, gan không thể xử lý được và rượu bia vẫn tồn tại trong cơ thể. Điều này có thể làm bạn bị nói lắp, hoang mang, giảm trí nhớ, khó tập trung, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, mất thăng bằng…

Thời gian nồng độ cồn tồn tại trong máu, hơi thở, nước tiểu… của người sử dụng rượu, bia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thời gian giữa các lần uống…

Trong máu, cồn có thể được loại bỏ với mức trung bình khoảng 0,015% mỗi giờ.

Tuy nhiên, uống rượu bia trong lúc đói sẽ khiến quá trình đào thải ra khỏi cơ thể lâu hơn.

Máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra hơi thở của bạn có mùi cồn lên đến 24 giờ sau khi uống rượu.

Với nước tiểu, cồn có thể tồn tại trong nước tiểu đến 80 giờ, 3-4 ngày sau khi uống rượu.

Cồn vẫn có thể được phát hiện trong nước bọt trong khoảng 10-24 giờ sau khi bạn sử dụng rượu, bia.

Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất

Từ 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiến phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn. Dưới đây là những cách giúp giảm nhanh mùi cồn trong hơi thở.

Nhai kẹo cao su

Những vật dụng này có thể che được mùi của rượu, đặc biệt là kẹo cao su có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu.

Bên cạnh đó, kẹo cao su kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng. Thế nhưng, việc nhai kẹo cao su có mùi bạc hà hay các loại trái cây không giúp được nhiều trong việc giảm lượng cồn trong hơi thở. Nguyên nhân vì lượng cồn sẽ liên tục được đẩy lên từ phổi. Do đó đây chỉ là giải pháp tạm thời làm mất đi mùi rượu và nồng độ cồn vẫn còn tồn tại.

Xịt thơm miệng

Xịt thơm miệng được ra đời nhằm khắc phục hơi thở có mùi khó chịu. Dung dịch xịt thơm miệng với thành phần chủ yếu là các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên (bạc hà, bách lý hương, quế, cam thảo...) và một số loại xịt thơm miệng có thêm cồn để làm tăng khả năng sát khuẩn miệng, họng.

Tinh dầu bạc hà giúp cho người dùng có cảm giác hơi thở thơm mát, sảng khoái. Tinh dầu bách lý hương có chứa thymol có tác dụng khử khuẩn rất tốt; tinh dầu quế có tác dụng chống ôxy hóa, vi khuẩn và vi nấm... Cồn có tính sát khuẩn cao có tác dụng ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển của vi khuẩn, virut, nấm trong khoang miệng.

Sử dụng xịt thơm miệng chỉ giúp hơi thở của bạn giảm bớt mùi rượu còn nồng độ cồn thì vẫn sẽ tiếp tục theo hơi thở từ phổi và đẩy lên.

Đánh răng, súc miệng

Đánh răng, súc miệng thật kỹ sau khi uống rượu bia cũng là cách được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Thực tế, hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng.

Uống thuốc giải rượu

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp bạn giải rượu, vừa giúp giảm nồng độ cồn trong hơi thở đồng thời cũng giã rượu bia nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý uống thật nhiều nước để giảm lượng cồn trong máu và tăng cường hoạt động để quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.

Các biện pháp trên phần nào có tác dụng giải rượu, làm giảm bớt phần nào nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên với các loại máy móc hiện đại ngày nay, rất khó để qua mặt lực lượng cảnh sát giao thông. Do đó, cách tốt nhất là bạn không nên uống rượu bia trước khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người.

Đông Phong

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/cach-giam-nong-do-con-trong-khi-tho-cap-toc-96211.html