Cách giảm tác dụng phụ khi tiêm vaccine đậu mùa khỉ

SKĐS – Việc tiêm vaccine đậu mùa khỉ là một trong những cách hiệu quả để phòng bệnh này. Tuy nhiên, khi tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ của vaccine. Vậy ứng phó với các bất lợi này như thế nào?

1. Các loại vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục lây lan khắp Hoa Kỳ. Hiện tại, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đang kêu gọi những người có nguy cơ mắc bệnh nên đi tiêm phòng.

Hiện tại, có 2 loại vaccine đã được cấp phép ở Hoa Kỳ để chống lại cả bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa là Jynneos và ACAM2000.

Những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên đi tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên đi tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.

2. Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vaccine đậu mùa khỉ

Tất cả các loại vaccine đều có nguy cơ phản ứng phụ, nhưng những trường hợp này rất hiếm và chỉ gặp ở một số ít bệnh nhân cho mỗi triệu liều được tiêm. Những người được tiêm bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể gặp các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm một vài ngày sau khi tiêm.

-Vaccine Jynneos: Là lựa chọn ưu tiên trong phòng bệnh đậu mùa khỉ, do an toàn hơn...

Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở người lớn chưa từng tiêm vaccine đậu mùa là đau, mẩn đỏ, sưng tấy, chai cứng (vết sưng cứng trên da) và ngứa tại vết tiêm. Một vài trường hợp bị bị đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh.

Những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của jynneos cũng có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vaccine. Những triệu chứng đó bao gồm: Sưng mặt và cổ họng, khó thở, tăng nhịp tim, chóng mặt và suy nhược.

Vaccine jynneos gồm 2 liều được tiêm cách nhau 4 tuần hoặc 28 ngày. FDA lưu ý rằng, những hướng dẫn đó vẫn được áp dụng ngay cả với liều lượng nhỏ hơn.

-Vaccine ACAM2000: Là vaccine được sử dụng để phòng bệnh đậu mùa. ACAM2000 có nhiều rủi ro hơn đáng kể liên quan đến tiêm chủng, đặc biệt đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và những người mắc các bệnh về da như chàm, viêm da, bệnh vẩy nến.

Vaccine này có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn hơn như để lại vết sẹo nhỏ tại chỗ tiêm và có khả năng lây nhiễm cho những người tiếp xúc trong nhà bị tổn thương miễn dịch.

FDA lưu ý rằng, ACAM2000 cũng có thể gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hoặc sưng và viêm các mô xung quanh. Cứ 175 người trưởng thành tiêm vaccine lần đầu tiên có thể gặp những phản ứng này. Các tác dụng phụ khác thường thấy của ACAM2000 bao gồm: Ngứa, đau cánh tay, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, phát ban nhẹ và mệt mỏi.

Những người tiêm vaccine ACAM2000 cũng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt:

- Chăm sóc đúng cách cho vị trí tiêm.

- Người chưa được tiêm vaccine đậu mùa cần tránh tiếp xúc với vị trí tiêm vaccine của người đã được tiêm...

3. Làm sao kiểm soát tác dụng phụ của vaccine đậu mùa khỉ?

Có thể kiểm soát các tác dụng phụ của vaccine đậu mùa khỉ bằng cách:

- Giảm đau đầu, sốt và đau cơ sau khi tiêm vaccine: Dùng thuốc giảm đau acetaminophen và ibuprofen theo liều chỉ định.

- Uống đủ nước: Một cách quan trọng khác để giảm tác dụng phụ của vacine đậu mùa khỉ là uống đủ nước. Việc uống nhiều nước trước và sau khi tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ tác dụng phụ nào có thể gặp phải.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên nếu sau tiêm vaccine gặp các triệu chứng nghiêm trọng (bao gồm đau ngực, sưng chi dưới, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim bất thường, phát ban, khó thở, chóng mặt và /hoặc suy nhược)… cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Ngọc Nguyễn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//cach-giam-tac-dung-phu-cua-vaccine-dau-mua-khi-169220822193808548.htm