Cách hạn chế vùng kín có mùi hôi khi mang thai đơn giản

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai là trường hợp phổ biến do nhiều yếu tố gây ra, một số cách dưới đây có thể giúp chị em hạn chế mùi hôi hiệu quả.

Có khá nhiều trường hợp vùng kín có mùi hôi khi mang thai. Đây là vấn đề khiến cho các mẹ bầu lo lắng vì nó tạo cảm giác khó chịu, mất tự tin và e ngại rằng vùng kín bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân bị hôi vùng kín khi mang thai

Khi mang thai, vùng kín xuất hiện mùi hôi do nhiều yếu tố gây ra

Có khá nhiều nguyên nhân làm cho vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu. Nếu chị em vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.

Không dừng lại ở đó, khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có những biến đổi nhất định, nên vùng kín xuất hiện mùi hôi kéo dài.

Trong 3 tháng đầu, lượng hormone cơ thể thay đổi, lượng khí hư tiết ra nhiều, vùng kín trở nên ẩm ướt khi mang thai. Nếu lúc này mẹ bầu vệ sinh không sạch sẽ thì vùng kín sẽ xuất hiện mùi hôi, ngứa ngáy và đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm gây hại phát triển.

Chị em quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn, nạo phá thai nhiều lần có thể dẫn đến viêm vùng chậu từ đó làm vùng kín có mùi hôi khó chịu.

Bệnh viêm âm đạo cũng là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi. Đây là trường hợp xảy ra thường xuyên nếu âm đạo bị vi khuẩn, nấm tấn công. Chị em sẽ bị nổi mẩn ngứa âm đạo, mụn nhọt xuất hiện, khí hư ra nhiều màu trắng đục và vùng kín sẽ cũng có mùi hôi.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai nguy hiểm không?

Vùng kín có mùi hôi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Hầu hết các căn bệnh phụ khoa nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, gây vô sinh hoặc hiếm muộn. Nhiều trường hợp, biến chứng nặng còn gây ung thư cổ tử cung.

Nguy hiểm hơn nữa, khi mắc bệnh trong thời gian dài có thể gây sảy thai, sinh non hoặc khó khăn trong việc chuyển dạ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Đặc biệt, nếu thực hiện biện pháp sinh tự nhiên dễ cho vi khuẩn, virus tấn công qua da và niêm mạc yếu ớt của bé, do vậy bé sinh ra có nguy cơ bị viêm da, viêm đường hô hấp, viêm giác mạc,...

Cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là cách giảm mùi hôi vùng kín khi mang thai

Để phòng tránh viêm nhiễm cùng với các nguy cơ tiềm ẩn khi bị hôi vùng kín trong thời gian mang thai, chị em cần thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ thể cũng như thăm khám bác sĩ thường xuyên.

Thai phụ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đều đặn và cần đúng cách mỗi ngày. Không thụt rửa quá sâu, mạnh tay để tránh gây trầy xước, nhiễm trùng. Trong dân gian, người ta hay nấu nước lá trầu không để rửa âm đạo và cách này đã cho hiệu quả cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi hiệu quả (thông tin mang tính tham khảo).

Ngoài cách dùng lá trầu không, còn khá nhiều biện pháp khác có công dụng tương tự mà chị em mang thai có thể sử dụng. Kể đến như dùng nước muối pha loãng, lá ngải cứu, lá trà xanh, ...

Cùng với các biện pháp kể trên, các bà bầu cũng cần hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai hoặc trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể quan hệ một cách an toàn để tránh gây viêm nhiễm. Nên mặc quần lót đảm bảo chất liệu nhẹ, mềm dễ hút ẩm, nên thay thường xuyên khi quần bị ướt. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng chất kích thích và thăm khám bác sĩ đều đặn để kịp thời phát hiện bệnh để có biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Do vậy, khi vùng kín xuất hiện mùi hôi trong thai kỳ các mẹ cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện đúng phương pháp điều trị thì tình trạng này sẽ được cải thiện hiệu quả.

Theo Bích Thành/Phụ nữ sức khỏe

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/me-be/cach-han-che-vung-kin-co-mui-hoi-khi-mang-thai-don-gian-805253.html