Cách Liên Xô và Việt Nam 'hóa giải' xe thiết giáp M113 của Mỹ

Các kỹ sư của Liên Xô đã mang xe thiết giáp M113 chiến lợi phẩm của Việt Nam ra thử nghiệm, và nhận thấy loại thiết giáp này, có khả năng chiến đấu thua xa nhiều loại phương tiện tương tự của Liên Xô thời bấy giờ.

Những du khách đến thăm Bảo tàng Thiết giáp ở Kubinka gần Matxcova, với đủ loại thiết bị trong và ngoài nước được trưng bày, nhưng tất cả đều bị thu hút bởi ba chiếc xe thiết giáp M113 của Mỹ ngay từ lần đầu tiên.

Chiếc đầu tiên trong số đó, xe bọc thép M113 với số hiệu 4616, xuất hiện ở Kubinka trong đơn vị quân đội 68054 vào đầu những năm 70. Chiếc xe này được nhân viên bảo tàng Nga giới thiệu, do các “đồng chí Việt Nam” tặng để tri ân sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Hai chiếc xe M113 còn lại đến Kubinka, sau khi Việt Nam giành được thống nhất. Quân đội Mỹ để lại hơn 1.300 chiếc xe M113, làm chiến lợi phẩm cho những người chiến thắng. Một số lượng lớn thiết giáp chở quân M113 hiện vẫn được sử dụng khắp thế giới.

Vào đầu những năm 70, xe bọc thép của Mỹ là một mẫu thiết giáp rất thành công. Ở thời điểm đó, M113 là loại xe bọc thép có bánh xích lớn nhất, tính đến năm 1978, hơn 40 nghìn bản đã được sản xuất. Và được bán rộng rãi cho các đồng minh của Mỹ, ít nhất là 30 quốc gia.

Chiếc xe bọc thép M113 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1962, khi Bộ chỉ huy Mỹ đã mang tới miền Nam Việt Nam cùng lúc 32 chiếc. Sau đó, người Việt Nam đặt cho M113 biệt danh là "Rồng xanh".

Ban đầu, chiếc xe bọc thép này tỏ ra khá hiệu quả trong thực chiến, khi mà hỏa lực của các loại vũ khí cá nhân như súng trường, súng tiểu liên không thể làm gì được M113.

M113 được trang bị lớp giáp tương đối tốt, hỏa lực chính là khẩu súng máy Browning M2HB với cỡ nòng 12,7 mm, được đặt trên một tháp pháo ở nóc xe, tuy nhiên vị trí này khiến người bắn rất dễ bị thương.

Lực lượng quân giải phóng đã tìm kiếm các phương pháp đối phó với M113. Để làm được điều này, những chiếc xe thiết giáp chở quân M113 sẽ bị dụ vào những khu vực trống trải và khó cơ động, những người lính sẽ dùng súng phóng lựu hoặc thậm chí là đại liên 12,7mm để triệt hạ các xe thiết giáp chở quân này.

Tháng 1/1963, một đại đội M113 địch mở chiến dịch tấn công càn quét. Trong cuộc tấn công, những người lính giải phóng thiện chiến, đã hạ gục gần như toàn bộ các xe M113 của đối phương.

Kết quả nghiên cứu của Liên Xô, về xe bọc thép M113 của Mỹ, đã được công bố một phần trong "Bản tin xe bọc thép" vào những năm 70. Đáng chú ý nhất là hộp số thủy lực Allison TX-200-2 với khả năng chuyển số tự động. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp trong nước của Liên Xô không thể sản xuất được loại hộp số tương tự.

Các kỹ sư Liên Xô ca ngợi kích thước nhỏ và dễ sử dụng của hộp số. Trong số những điểm yếu của M113, là động cơ xăng Chrysler Model 75M 215 mã lực không đủ sức mạnh. Dù về lý thuyết, xe có thể chạy với tốc độ 72 km/h, tuy nhiên ở tốc độ này, xích xe sẽ không thể bám mặt đường, khiến xe dễ mất lái và lật.

Trong quá trình nghiên cứu, các kỹ sư đã so sánh M113 với xe chiến đấu bộ binh BMP-1. BMP-1 nặng hơn một tấn rưỡi và được trang bị vũ khí mạnh hơn nhiều. Khi so sánh hiệu quả, xe chiến đấu bộ binh chạy dầu tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 23-28% so với xe M113 chạy xăng. Chưa kể tới việc, động cơ xăng sẽ dễ bị bén lửa và gây ra hỏa hoạn, còn động cơ dầu diesel thì không.

Trên đường băng dài 10 km, BMP-1 giữ tốc độ trung bình 36,8 km/h, còn M113 chỉ 25,7 km/h. Điều này phần lớn được quyết định bởi công suất lớn hơn của động cơ xe BMP-1. Theo thông số cuối cùng, M113 thua kém rất nhiều so với BMP-1.

Tuy nhiên kể từ năm 1964, quân đội Mỹ bắt đầu tung ra bản sửa đổi M113A1, trong đó động cơ Chrysler 75M 215 mã lực, được thay thế bằng động cơ diesel General Motors 6V53 212 mã lực.

Ngoài hệ thống động cơ, một điểm đáng chú ý khác của thiết giáp M113 là lớp giáp nhôm, tỷ trọng trong tổng khối lượng của phương tiện lên tới 40%. Phân tích hóa học cho thấy ngoài nhôm, lớp giáp này còn được tổng hợp cùng magiê, mangan, crom, titan và sắt.

Một ưu điểm quan trọng của lớp giáp trên thiết giáp M113 là không có quy trình làm cứng và tôi luyện, giúp đơn giản hóa quá trình sản xuất. Các bộ phận áo giáp duy nhất làm bằng hợp kim thép nguyên chất, là cấu trúc lá chắn bảo vệ xạ thủ súng máy trên nóc xe.

Các chuyên gia Liên Xô phát hiện ra rằng, lớp giáp của M113 không có khả năng chống lại vũ khí chống tăng hay thậm chí là đại liên. Và chiếc xe bọc thép này chỉ thực hiện nhiệm vụ chính, là bảo vệ binh lính di chuyển trên chiến trường trước các vũ khí bộ binh, không phải đối thủ xứng tầm với BMP-1. Nguồn ảnh: TL.

Tới tận ngày nay, thiết giáp M113 vẫn được tiếp tục nâng cấp và sử dụng với số lượng lớn ở khắp nơi trên thế giới, đơn giản là vì chúng có giá rất rẻ. Nguồn: FNSS.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cach-lien-xo-va-viet-nam-hoa-giai-xe-thiet-giap-m113-cua-my-1519499.html