'Cách mạng nhung' Armenia bùng nổ, đối lập lật nhào Thủ tướng

Tổng thống Armenia tuyên bố, tình hình trong nước đã lên đến mức nguy hiểm và ông đã phải chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng và Nội các.

Biểu tình ở Erevan - Armenia bùng phát thành bạo lực

Hôm 22/4 vừa qua, trong bói cảnh các cuộc biểu tình của phe đối lập lan rộng trên cả nước và biến thành bạo lực, Tổng thống Armenia Armen Sargsyan tuyên bố rằng, tình hình trong nước đã đạt đến ngưỡng nguy hiểm và kêu gọi các bên xung đột hãy kiềm chế đồng thời tìm cách đối thoại, dịch vụ báo chí của người đứng đầu nhà nước cho biết.

"Tôi kêu gọi tất cả mọi người trước khi thực hiện bất kỳ động thái nào hãy thể hiện sự kiềm chế và trách nhiệm tối đa, tuân thủ đúng tinh thần và điều khoản pháp luật, không vượt ra ngoài phạm vi các quyền và nghĩa vụ của công dân Armenia và không ra khỏi phạm vi thẩm quyền chức vụ của mình" - ông Armen Sargsyan nói.

Biểu tình chống lại việc bầu ông Sargsyan bắt đầu vào ngày 13 tháng 4. Ông Sargsyan đã hai lần giữ chức Tổng thống vào năm 2008 và 2013. Phe đối lập cáo buộc ông quản lý không hiệu quả và có lỗi trong sự suy thoái kinh tế của đất nước.

Trước đó, trong khuôn khổ cơ cấu mới của quốc gia vừa trở thành nước cộng hòa nghị viện kể từ ngày 9 tháng 4, đã bắt đầu hiệu lực của những sửa đổi Hiến pháp, cấp cho Thủ tướng những quyền hạn rộng lớn nhất.

Thủ tướng mới thực sự là người đứng đầu đất nước, còn Tổng thống chỉ giữ quyền trên danh nghĩa.

Phe đối lập chỉ trích ông Sargsyan về việc quản lý đất nước kém hiệu quả, dẫn tới suy thoái kinh tế, và tuyên bố bắt đầu một cuộc “cách mạng nhung" (Velvet Revolution) vào ngày 17 tháng 4.

Bất chấp các cuộc biểu tình, quốc hội Armenia vào đúng ngày này đã tiến hành bầu ông Sargsyan giữ chức Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Sarkisian, “bầu không khí không dung nạp” đã lên đến đỉnh điểm, khi người biểu tình, dưới sự lãnh đạo của Nghị sĩ đối lập Nikol Pashinian không chấp thuận việc Serzh Sargsyan lên làm Thủ tướng, bất chấp việc ông này đã được Quốc hội chấp thuận.

"Chúng ta không thể cho phép các cắt đứt cây cầu kết nối… Tôi sẵn sàng gặp đại biểu Quốc hội Nikol Pashinian với mục đích giảm thiểu căng thẳng hiện nay, thông qua đối thoại với các lực lượng chính trị" - ông Armen Sargsyan kết luận.

Trước đó, giới truyền thông đưa tin rằng, Yerevan đã bắt giữ 228 nhà hoạt động đối lập, những người đứng ra tổ chức "Cách mạng nhung" (Velvet Revolution) chống việc bầu ông Serzh Sargsyan làm thủ tướng.

Đồng thời cũng có tin rằng 7 người đã nhập viện ở thủ đô Armenia sau cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về số người thiệt mạng trong các buộc biểu tình ngày càng lan rộng hơn.

Trước áp lực của “Cách mạng nhung” do phe đối lập lãnh đạo, Thủ tướng Serzh Sargsyan đã phải từ chức

Trước áp lực của “Cách mạng nhung” do phe đối lập lãnh đạo, Thủ tướng Serzh Sargsyan đã phải từ chức

Trước “cách mạng nhung” (Velvet Revolution) , Thủ tướng Serzh Sargsyan từ chức

Tình hình càng lúc càng căng thẳng hơn khi có sự xuất hiện của hàng chục người mặc quân phục tham gia vào đội ngũ những người biểu tình tại thủ đô Erevan của Armenia, chống lại việc cựu Tổng thống Serzh Sargsyan được bầu giữ chức Thủ tướng.

Những người này tuyên bố rằng họ phục vụ trong các Lực lượng vũ trang của Armenia, trong các đơn vị làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Họ không mang theo vũ khí và từ chối đưa ra bình luận trước giới truyền thông.

Bộ Quốc phòng Armenia lên án sự tham gia của quân nhân thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình vào cuộc mít tinh của phe đối lập và nhấn mạnh rằng, hành động của những quân nhân này không chỉ được xem là vi phạm chế độ lưu trú và tự ý ra khỏi đơn vị, không thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Armenia nhấn mạnh rằng, điều quan trọng hơn ở đây là hành động của các quân nhân này là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của các Lực lượng vũ trang về việc không can thiệp vào các quá trình chính trị.

Theo giới truyền thông Armenia ngày 24/4, Thủ tướng Armenia Serzh Sargsyan đã chấp thuận yêu cầu của những người biểu tình và đã xin từ chức - theo thông báo chính thức từ bộ phận báo chí của người đứng đầu Chính phủ Armenia.

"Tôi nói với quý vị lần chót với tư cách người đứng đầu Nhà nước. Ông Nikol Pashinyan đứng đầu phe đối lập đã đúng, tôi đã sai. Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay có mấy giải pháp, nhưng tôi sẽ không đi tới bất kỳ giải pháp nào trong số đó, bởi đó không phải là cách của tôi. Tôi rời khỏi cương vị lãnh đạo đất nước chúng ta" - bộ phận báo chí trích dẫn lời ông Sargsyan.

Dịch vụ báo chí của người đứng đầu nhà nước cho biết, sau khi Thủ tướng Serzh Sargsyan từ chức, Tổng thống Armen Sargsyan đã buộc hải chấp nhận sự từ chức của chính phủ.

Nghị định trên trang web của Tổng thống nêu rõ rằng đó là động thái được quyết định bởi điều 130 của Hiến pháp. Theo luật, chính phủ đệ trình đơn xin từ chức sau khi thủ tướng đã từ chức và Phó Thủ tướng thứ nhất Karen Karapetyan được bổ nhiệm làm Quyền Thủ tướng.

Tại một cuộc biểu tình ở trung tâm Yerevan, nhà lãnh đạo đối lập Nikol Pashinyan nói rằng, ông đã thỏa thuận với Quyền Thủ tướng Karen Karapetyan về việc thả tất cả những người bị bắt trong cuộc biểu tình.

Theo ông Pashinyan, giai đoạn đầu tiên của cuộc “cách mạng nhung" (Velvet Revolution) đã kết thúc. Ngày 25/4 phe đối lập có ý định tổ chức cuộc đàm phán với ông Karapetyan về việc chuyển giao chính quyền một cách ôn hòa.

Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, tân Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm vào tuần tới. Tiếp theo là sẽ thành lập chính phủ lâm thời và sau đó Armenia sẽ có cuộc bầu cử quốc hội sớm.

Nhật Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cach-mang-nhung-armenia-bung-no-doi-lap-lat-nhao-thu-tuong-3357001/