Cách nêm gia vị vừa ngon đúng điệu vừa đảm bảo sức khỏe

Nêm gia vị khi nấu tưởng chừng như là một việc vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nêm gia vị sao cho đảm bảo sức khỏe.

Muối

- Thời điểm cho muối vào trước, trong hay sau khi nấu tùy vào mỗi món ăn cụ thể.

- Khi nấu thịt, các bạn có thể cho muối vào ướp trước khi nấu để có món thịt có hương vị đậm đà mà vẫn không bị giảm độ ngọt của thịt.

- Đối với các món xào, các bạn nên cho muối vào dầu, đợi khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào xào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ được phần lớn độc tố có trong muối.

- Đối với các món luộc, bạn nên cho muối vào cùng nước luộc ngay từ đầu để các món rau, củ luộc có được màu xanh nuột nà hấp dẫn.

- Đối với các món canh, bạn nên nêm muối khi nước canh vừa sôi.

Đường

- Đối với các món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm cho ngấm và đun đường với nước sôi trước khi kho.

- Các món kho hay nấu có đường rất dễ bị cháy khét, chính vì vậy bạn nên đun lửa nhỏ và không để món ăn bị khô cạn.

- Đối với các món canh cần nêm đường, tốt nhất nên nêm khi nước vừa sôi và món ăn sắp chín.

Bột ngọt

- Khi được đun tới nhiệt độ cao, bột ngọt có thể gây độc hại cho người sử dụng. Do đó tốt nhất bạn nên nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến gần xong và đã giảm bớt độ nóng.

- Nên hòa tan trước với nước mắm hay nước lọc rồi mới đổ vào trong các món trộn, nộm, gỏi cần có bột ngọt.

- Hạn chế ướp thực phẩm với bột ngọt trước khi chế biến vì nó sẽ làm cho món ăn có vị đắng nhẹ và không tốt cho sức khỏe.

Giấm

- Thời điểm thích hợp nhất để cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã chế biến xong chứ không nên cho vào lúc đang chế biến.

- Các món xào chua ngọt sẽ thơm ngon hơn rất nhiều khi cho giấm vào sau khi thức ăn đã chín.

Nước mắm

- Đối với các món canh, súp hay cháo, bạn nêm một ít nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay sau đó nếu không món ăn sẽ mất chất dinh dưỡng, có vị chua.

- Tốt nhất, chỉ nên ướp thực phẩm với nước mắm trước khi chế biến dưới 30 phút, nếu bạn ướp lâu quá cũng làm món ăn mất ngon. Với các món ăn cần ướp thực phẩm lâu như món nướng, đút lò thì không nên ướp với nước mắm.

Hạt tiêu

- Tiêu xay: Tốt nhất là bạn cho hạt tiêu vào món ăn khi đã nấu chín, nếu bạn cho vào trước một số chất trong hạt tiêu sẽ biến thành chất độc, không tốt cho sức khỏe.

- Tiêu hạt tươi: Thì bạn nên cho vào ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm, tiềm.

Hành tỏi

- Bạn nên cho vào thực phẩm trong quá trình sơ chế khi đã được băm nhuyễn. Tuy nhiên chỉ cho lượng vừa đủ vì đây là gia vị nặng mùi và có tính nóng, nó sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của món ăn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

- Đối với các món xào, bạn nên cho hành tỏi vào khi dầu vừa nóng để tạo mùi thơm cho món ăn.

Ớt bột

- Nên cho vào cùng hành, tỏi khi dầu nóng để tạo màu sắc hấp dẫn cho các món xào.

- Bạn cũng có thể sử dụng ớt bột để ướp thực phẩm khi sơ chế.

Hạt nêm

- Nên sử dụng hạt nêm để ướp thực phẩm khi sơ chế và cho vào món ăn trong qua trình chế biến vì hạt nêm có hương vị chủ yếu của xương và thịt.

- Không nên cho hạt nêm vào sau khi món ăn đã chín vì hạt nêm rất dễ bị vón lại, hòa tan chậm và làm cho món ăn có vị ngấy do mùi thịt của hạt nêm tạo ra.

Video Cách làm Pizza phô mai không cần bột bánh

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/cach-nem-gia-vi-vua-ngon-dung-dieu-vua-dam-bao-suc-khoe-d125857.html