Cách phòng ngừa và 'CỨU' điện thoại khi bị dính nước

Nếu hành động nhanh, bạn có thể ngăn nước làm hỏng thiết bị của mình.

Bạn vô tình đánh rơi smartphone vào nhà vệ sinh, bồn rửa hoặc hồ bơi…? Đừng hoảng sợ. Trong bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách có thể cứu một chiếc điện thoại vừa bị rơi xuống nước.

Điều trước tiên bạn nên làm là đưa điện thoại ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Càng ở lâu, nước hoặc chất lỏng sẽ thấm qua các vết nứt và khe hở. Một khi điều này đã được thực hiện, có một số vấn đề bạn cần giải quyết ngay lập tức, bao gồm cả những điều không nên làm để ngăn chặn thiệt hại do nước.

Những điều không nên

- Đừng bật nó lên.

Điện thoại rơi xuống nước vẫn có thể cứu chữa nếu bạn xử lý đúng cách.

- Không cắm nó vào sạc.

- Không nhấn bất kỳ nút hoặc phím nào.

- Không lắc, chạm hoặc đập điện thoại.

- Đừng thổi vào nó bởi điều này có thể đưa nước vào các bộ phận bên trong khác của điện thoại mà nó chưa đến, dẫn đến nhiều thiệt hại hơn.

- Không sử dụng máy sấy thổi bởi nó có thể tạo tác dụng tương tự như mô tả ở trên. Nhiệt cũng có thể gây ra thiệt hại hơn nữa.

10 bước để cứu điện thoại bị hỏng nước

1. Tắt nó đi và giữ nó thẳng đứng.

2. Tháo thẻ SIM và thẻ nhớ khỏi khe cắm.

Tháo rời pin nếu có thể.

3. Nếu bạn có điện thoại cũ, hãy mở nắp lưng và tháo pin. Tuy nhiên, vì hầu hết smartphone hiện tại không có pin tháo rời và khó tháo rời nên bước tốt nhất là mang nó đến cửa hàng sửa chữa điện thoại trước khi tự mình tháo nó ra. Trên YouTube có hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ sửa chữa DIY mà bạn có thể làm theo, tuy nhiên nếu bạn không am hiểu về công nghệ, hãy mang nó đến một chuyên gia luôn tốt hơn.

Sử dụng vải khô hoặc khăn giấy để lau nước trên điện thoại.

4. Sử dụng vải, tay áo hoặc khăn giấy để lau khô điện thoại của bạn. Tránh đưa chất lỏng xung quanh vì điều đó có thể đẩy nó vào nhiều lỗ hở của điện thoại hơn.

5. Nếu nước lan rộng điện thoại, bạn có thể sử dụng chân không để hút cẩn thận nước bị kẹt từ các vết nứt khó lấy. Đảm bảo rằng bất kỳ bộ phận nhỏ nào, như thẻ nhớ microSD, SIM hoặc pin,… tránh xa trước khi thử điều này.

Hãy đảm bảo nước không còn bám trên bất kỳ thành phần nào.

6. Đặt điện thoại trong túi khóa đầy gạo chưa nấu chín. Gạo là thứ tuyệt vời để hấp thụ chất lỏng và đây thực sự là một phương pháp phổ biến để làm khô smartphone và tablet. Bạn cũng có thể mua túi sấy điện thoại chuyên dụng, rất đáng để ở nhà nếu bạn là người “vụng về”. Nếu không có cũng đừng bận tâm đến việc mua một cái, bởi thời gian là điều cốt lõi, hãy tìm những biện pháp lấy nước ra khỏi điện thoại càng sớm càng tốt.

7. Để điện thoại của bạn khô trong 1 hoặc 2 ngày. Đừng cố gắng bật nó lên để xem nó còn hoạt động không. Đặt thẻ SIM vào điện thoại cũ hoặc mượn thiết bị dự phòng từ bạn bè hoặc người thân nếu muốn duy trì liên lạc.

Hãy để điện thoại tắt trong vài ngày trước khi bật lên lại.

8. Sau một vài ngày, bạn có thể lấy điện thoại ra khỏi gạo, lắp pin và bật nó lên.

9. Nếu điện thoại của bạn không bật, hãy thử sạc nó. Nếu điều đó không làm việc, pin có thể bị hỏng. Bạn có thể thử dùng pin thay thế hoặc xem xét việc mang điện thoại đến cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra bởi chuyên gia.

10. Nếu smartphone đã bật và đang chạy như bình thường, bạn vẫn nên theo dõi chặt chẽ trong vài ngày tới để xem có điều gì khác thường không. Phát một số bản nhạc để kiểm tra loa và đảm bảo màn hình cảm ứng vẫn phản hồi như bình thường.

Trong tương lai, tránh mang theo điện thoại khi bạn đi đến hồ bơi, sử dụng trong phòng tắm hoặc làm các món ăn.

Vỏ chống nước

Nếu muốn bảo vệ điện thoại khỏi bị hư hại do nước trong tương lai, bạn cũng nên quan tâm đến vỏ điện thoại chống nước. Một số tùy chọn tốt có sẵn từ các thương hiệu như Otterbox, Griffin Survivor và Catalyst mà bạn có thể tìm mua trên mạng hoặc các cửa hàng phụ kiện…

Điện thoại chống nước và kháng nước

Một số điện thoại được quảng cáo là chống nước hoặc kháng nước. Xin lưu ý rằng khi các nhà sản xuất điện thoại nói điều này, nó chỉ áp dụng trong một trường hợp đặc biệt. Khả năng chống nước của điện thoại thường phụ thuộc vào độ trong, độ sâu và khoảng thời gian mà nó bị ngập dưới nước. Theo khuyến cáo bạn không nên kiểm tra khả năng chống nước của smartphone bằng cách ném nó vào máy giặt hoặc bể bơi.

Nhiều smartphone hiện nay có khả năng chống hoặc kháng nước, nhưng không hoàn toàn.

Hãy chú ý nếu điện thoại của bạn có xếp hạng IP53 - điều đó có nghĩa là nó chỉ chịu được một phần và sẽ không chịu được tia nước phun. Mặc dù các nhà sản xuất có thể đưa ra chuẩn này nhưng smartphone vẫn hoàn toàn có thể bị hỏng nếu sử dụng trong mưa.

Điều quan trọng cần nhớ là không có smartphone nào có khả năng chống nước hoàn toàn. Tuy nhiên các thiết bị đạt xếp hạng IP67 và IP68 được đánh giá là tốt nhất ở thời điểm này, và nó ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều điện thoại cao cấp, thậm chí cả một số sản phẩm tầm trung.

Danh sách nhanh một số smartphone hiện tại có xếp hạng IP67 và IP68 gồm Samsung Galaxy S9, S9+, Note 9; Google Pixel 3/3 XL; HTC U12+; Huawei Mate 20 Pro (Mate 20 chỉ xếp hạng IP53); LG V40 ThinQ; iPhone XS/XS Max/XR…

Kiến Tường

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/cong-nghe/cach-phong-ngua-va-cuu-dien-thoai-khi-bi-dinh-nuoc-937448.html