Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư

Xây dựng một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn là cách đơn giản để phòng tránh bệnh ung thư. Hãy nghĩ tới căn bệnh này trước khi phải tới gặp bác sĩ.

Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, hạn chế các chất béo có hại sẽ giúp chúng ta phòng bệnh ung thư. Ảnh: SK&ĐS.

Hiện nay, theo y học phương Tây, chúng ta đều biết nguyên nhân gây ung thư là do gen. Ta cũng biết rõ rằng những sự bất thường (lỗi gen) xảy ra với gen sinh ung thư, gen ức chế khối u và chức năng của gen sửa chữa DNA sẽ khiến tế bào bị ung thư hóa. Khi gen bị lỗi và không được sửa chữa, về cơ bản tế bào chắc chắn sẽ tự diệt (apoptosis - chết tế bào). Nếu điều đó không xảy ra, nó sẽ trở thành tế bào “bất tử”. Những tế bào này được gọi là tế bào ung thư.

Nếu quan sát kĩ tế bào ung thư, ta có thể nhận ra chúng vô tính (vốn chỉ là một tế bào giống hệt). Tóm lại, tế bào bị thương và đáng lẽ phải chết nhưng do nguyên nhân nào đó lại không chết và trở thành tế bào ung thư, liên tục phân chia và phát triển thành khối u.

Trong khối u ung thư có đường kính 1 centimet được hình thành từ khoảng 1 triệu tế bào. Tế bào ung thư cần nhiều năng lượng hơn tế bào bình thường. Vì thế, nó sẽ hút dinh dưỡng từ các tế bào bình thường xung quanh.

Những cơ quan khỏe mạnh bị mất cân bằng dinh dưỡng sẽ trở nên yếu ớt và chết đi. Tình trạng này gọi là suy mòn do ung thư. Hơn nữa, tế bào gan có một cách phát triển gọi là “di căn”, nhờ vậy mà tế bào ung thư hoành hành trong cơ thể khiến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng càng kéo dài. Cuối cùng, chúng khiến cho “chủ nhà”, tức cơ thể người, phải chết (chết đói). Đây chính là viễn cảnh về sự phát triển của ung thư.

Nói tóm lại, do sự tích tụ chồng chất của lỗi gen mà con người mắc ung thư. Điều đó có nghĩa theo logic, hẳn phải có lỗi gen phát sinh, nhưng sự thật không phải như vậy. Gen không phải máy móc nên sẽ thường xảy ra lỗi.

[...]

Cuốn sách Trân trọng cơ thể - Chìa khóa tránh xa ung thư của tác giả Takashi Funato. Ảnh: H.H.

Nghĩa là thông thường, cứ 30 giây lại có một tế bào ung thư được sinh ra. Như vậy, một ngày sẽ có 2 tế bào/phút x 60 phút x 24 giờ = 2.880 tế bào ung thư xuất hiện. Tùy theo học thuyết, cũng có người cho rằng một ngày sẽ có từ 5.000 đến 6.000 tế bào ung thư được sản sinh.

Tóm lại, ai cũng đang tạo ra ung thư mỗi ngày, nhưng tế bào miễn dịch (tế bào Lympho) sẽ liên tục tiêu diệt giúp chúng ta. Nó là tế bào đảm nhiệm vai trò miễn dịch, được phân loại vào nhóm tế bào bạch cầu, đóng vai trò trung tâm trong việc diệt trừ tế bào ung thư. Tế bào Lympho sẽ hoạt động và ta sẽ không mắc ung thư.

Tuy nhiên, trong thực tế, cứ hai người lại có một người không thể diệt ung thư. Tại sao vậy? Vì chúng ta đang cản trở chức năng của tế bào Lympho.

Chức năng của tế bào Lympho được điều khiển bởi hormone và hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ), được chia thành hai hệ là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hơn nữa, hormone và hệ thần kinh thực vật phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt.

Tức là: Thói quen sinh hoạt xấu làm rối loạn chức năng của hormone và hệ thần kinh thực vật (bản thân người đó không nghĩ là xấu). Sau đó, chức năng của hormone và hệ thần kinh thực vật bị rối loạn khiến chức năng của tế bào Lympho bị cản trở. Dẫn đến, chúng không thể tiêu diệt hết tế bào ung thư sinh ra trong ngày. Khi lối sống ấy trở thành thói quen, mỗi ngày, lượng tế bào ung thư còn sót lại sau khi bị tiêu diệt sẽ tăng lên. Khiến cho cơ thể mắc ung thư.

Tóm lại, căn nguyên đến từ thói quen sinh hoạt không tốt. Đây là lí do vì sao người ta nói rằng “ung thư là bệnh do thói quen sinh hoạt gây nên”.

Takashi Funato/ Huy Hoàng Books

Nguồn Znews: https://znews.vn/cach-tot-nhat-de-phong-tranh-ung-thu-post1458197.html