Cách xử lý nước uống phòng chống dịch bệnh trong mùa lũ

Thiếu nước sạch để sử dụng là vấn đề nan giải của người dân vùng lũ trong mùa mưa bão. Do vậy, để có nguồn nước sinh hoạt an toàn, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra là điều vô cùng quan trọng.

Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ.

Trong mùa mưa lũ những dịch bệnh phổ biến có thể xuất hiện như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa (như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Ngoài ra, điều kiện thời tiết ẩm thấp cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho,… Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Bác sĩ cũng cảnh báo mùa mưa được xem là điều kiện thuận lợi để các bệnh về da bùng phát. Nguyên nhân là do mưa xuống ứ đọng, các chất thải khiến cho nước bị nhiễm bẩn, việc da tiếp xúc trực tiếp với các vi sinh vật gây hại có trong nước bẩn khiến da dễ bị viêm nhiễm, phát sinh nhiều bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số bệnh thường gặp ngoài da mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa.

Cách xử lý nước uống, nước sinh hoạt trong mùa lũ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sử dụng nước đóng chai nếu có thể

Nếu chai nước đã tiếp xúc với nước lũ thì cần rửa sạch, nhất là vùng miệng chai, trước khi sử dụng.

Nếu không có nước đóng chai, có thể đun sôi hoặc khử trùng nước. Tuy nhiên, đun sôi hoặc khử trùng sẽ không tiêu diệt được các chất gây ô nhiễm khác, chẳng hạn như kim loại nặng, muối và hầu hết các hóa chất khác.

Ảnh minh họa

Đun sôi nước trước khi uống

Đun sôi được xem là biện pháp an toàn hơn khử trùng bằng thuốc hoặc hóa chất. Đun sôi nước sẽ tiêu diệt hầu hết các loại sinh vật gây bệnh có thể có trong nước. Nếu nước bị đục, lắng cặn nước rồi chắt lấy nước trong để đun sôi.

Đun ít nhất 1 phút kể từ lúc nước sôi mạnh. Nếu ở độ cao trên 1000 mét, cần đun ít nhất 3 phút. Để nguội rồi bảo quản trong bình sạch, kín hoặc hộp sạch có nắp đậy. Để cải thiện vị của nước đun sôi, thêm một chút muối vào nước, hoặc đổ nước từ thùng sạch này sang thùng sạch khác nhiều lần.

Ảnh minh họa

Khử trùng bằng các viên kháng sinh hoặc thuốc tẩy gia dụng

Nếu không thể đun sôi nước, có thể khử trùng bằng các viên kháng sinh hoặc thuốc tẩy gia dụng. Nếu nước bị vẩn đục, lắng cặn nước rồi chắt lấy nước trong trước khi khử trùng.

Viên khử trùng nước Aquatabs hoặc viên kháng sinh Chloramin B: Dùng 1 viên Aquatabs cho vào 20 lít nước trong, chờ 30 phút để cho viên Aquatabs này tan ra hết để khử khuẩn. Hoặc dùng 1 viên Cloramin B 250mg để khử khuẩn thay thế. Tuy nhiên, 1 viên Cloramin B 250mg dùng cho 25 lít nước, nên nếu thùng 20 lít thì bạn nghiền viên này ra và bớt đi một chút.

Thuốc tẩy: Thuốc tẩy sẽ giết chết một số vi sinh vật gây bệnh, nhưng không phải tất cả. Chỉ sử dụng các sản phẩm tẩy clo thông thường, không mùi, thích hợp để khử trùng và làm vệ sinh. Nhãn có thể ghi rằng thành phần hoạt chất chứa 6 hoặc 8,25% natri hypoclorit.

Không sử dụng chất tẩy có mùi thơm, chất tạo màu hoặc chất tẩy rửa. Thêm 2 giọt thuốc tẩy gia dụng 6% dạng lỏng, không mùi vào mỗi lít nước (40 giọt cho bình 20 lít). Tăng gấp đôi lượng thuốc tẩy nếu nước có màu đục, có màu hoặc quá lạnh.

Khuấy và để yên trong 30 phút. Nước phải có mùi clo nhẹ. Nếu không, hãy lặp lại liều lượng và để yên thêm 15 phút trước khi sử dụng. Nếu mùi clo quá mạnh, hãy đổ nước từ bình sạch này sang bình chứa sạch khác và để yên trong vài giờ trước khi sử dụng.

Nếu dùng thuốc tẩy 8,25% thì giảm lượng clo lại phù hợp: 3 giọt cho 2 lít hay 30 giọt cho bình 20 lít.

Ảnh minh họa

Sử dụng i-ốt gia dụng

Nếu không thể thực hiện các cách trên, dùng i-ốt gia dụng thông thường (hoặc cồn i-ốt) dùng cho mục đích y tế ở nhà. Thêm 5 giọt cồn i-ốt 2% vào mỗi lít nước. Nếu nước đục hoặc có màu, thêm 10 giọt i-ốt. Khuấy đều và để yên trong nước ít nhất 30 phút trước khi sử dụng.

Cách lắng cặn nước

Lọc qua vải sạch hoặc giấy thấm

Để lắng (rất lâu)

Dùng phèn chua: Dùng 1 gam (khoảng 1 thìa con, thìa cà phê) phèn tán nhỏ, hòa vào 1 bát nước rồi đổ dần vào thùng nước lũ 20 lít, khuấy đều. Khi cho phèn chua vào thùng nước lũ đang đục ngầu thì nước sẽ trong veo trong mấy phút. Đợi khoảng 30 phút rồi gạn lấy nước trong.

Trong lũ lụt, thiếu nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt khi bốn bề ngập nước là 1 vấn đề sức khỏe môi trường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân.

Song, vẫn cần lưu ý rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế trong thảm họa, phù hợp khi người dân không tiếp cận được với các nguồn nước sạch (nước máy)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/cach-xu-ly-nuoc-uong-phong-chong-dich-benh-trong-mua-lu-d164762.html