Cải cách hay là chết

Lần đầu tiên “ra mắt” tại một phiên họp của Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump chê tổ chức quyền lực nhất thế giới này quản lý yếu kém, tham nhũng và kêu gọi “cải cách thực sự can đảm” để gìn giữ hòa bình thế giới.

Lần đầu tiên “ra mắt” tại một phiên họp của Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump chê tổ chức quyền lực nhất thế giới này quản lý yếu kém, tham nhũng và kêu gọi “cải cách thực sự can đảm” để gìn giữ hòa bình thế giới.

Trên thực tế, nhiều người cho rằng, bộ máy của LHQ đã quá khổng lồ, quá tải và không hiệu quả. Những vấn đề này rõ ràng cần phải được khắc phục. Từ khi trở thành Tổng Thư ký LHQ, ông Antonio Guterres đã nhấn mạnh đến cải cách và đưa ra các đề xuất phát triển và điều chỉnh sứ mệnh của tổ chức. Phiên họp Đại hội đồng vừa qua là nhằm thúc đẩy các sáng kiến của ông. Cả Mỹ, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho LHQ, và người đứng đầu tổ chức này đều kêu gọi cải cách, nhưng vấn đề này sẽ còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng.

Thách thức chính đáng lo ngại là sự bất đồng giữa các quốc gia thành viên về những gì cần phải làm. Khi nói đến việc những cải cách thực sự có ý nghĩa như thế nào, các quốc gia khác nhau và các khối bỏ phiếu có những ưu tiên khác nhau. Mỹ và các đồng minh muốn LHQ chủ động hơn trong việc cải cách quản lý để tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả. Các cường quốc đang lên rất mong muốn tham gia vào HĐBA như là thành viên thường trực, nhưng không sẵn sàng chấp nhận những cải cách cần thiết để giảm lãng phí và tăng tính hiệu quả.

Liên quan đến cải cách của HĐBA, ngay cả khi Mỹ tiếp tục ủng hộ việc bổ sung thêm Nhật và các quốc gia khác vào HĐBA để đổi lấy sự ủng hộ của họ đối với cải cách tổ chức rộng lớn hơn, 4 thành viên thường trực sẽ không làm theo. Trung Quốc lo ngại về triển vọng của các đối thủ lịch sử trong khu vực - cụ thể là Nhật Bản và Ấn Độ - trở thành thành viên thường trực.

Nga chắc chắn chống lại việc pha loãng vai trò của họ trong một HĐBA mở rộng. Châu Âu bị chia cắt. Đức tin rằng, cấu trúc thành viên của HĐBA là một điều lỗi thời và tin rằng họ sẽ trở thành một thành viên thường trực. Nhưng nếu Đức có ghế trong HĐBA, Italia có thể sẽ đòi hỏi như vậy. Anh và Pháp trả tiền “môi giới” cho HĐBA LHQ mở rộng nhưng trên thực tế lại không mở ra cho nó, tin tưởng cùng với Nga rằng, điều này sẽ làm suy yếu vị trí quyền lực của họ.

Nhưng nếu không cải cách, những bóng ma nguy hiểm được tạo ra sau Thế chiến II sẽ vẫn mãi ám ảnh. Nếu không cải cách, nhiệm vụ chính của nó sẽ bị đặt dấu chấm hỏi và LHQ sẽ trở nên suy yếu. Cái giá phải trả cho sự phát triển như vậy đối với hòa bình và an ninh quốc tế, vì sự phát triển bền vững mà một LHQ được cải cách có thể sẽ bị mất. Đây sẽ là một bi kịch.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_172981_cai-cach-hay-la-chet.aspx