Cai sữa đêm cho bé sai thời điểm, các mẹ đừng hỏi tại sao con còi cọc chậm lớn

Ban đêm bé cần giấc ngủ say và sâu để có thể đảm bảo nguồn năng lượng tốt và để ăn ban ngày tốt hơn. Tuy nhiên cai sữa đêm vào lúc nào là thích hợp hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Nửa đêm bé giật mình khóc quấy, rất nhiều bà mẹ đều dùng cách cho bé bú như một cứu cánh để dỗ dành bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lạm dụng việc bú đêm vô tình sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của bé, lại khiến mẹ thêm mỏi mệt và dễ cáu gắt.

Khi nào thì nên cai sữa cho con?

Nếu các mẹ phương Tây thường đặt mục tiêu cho con bú trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm. Thì ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam việc cho con bú đến năm 2 tuổi hoặc hơn là hoàn toàn bình thường. Vậy thời điểm nào mới là lúc thích hợp để cai sữa?

Các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên: Thời điểm tốt nhất các mẹ nên cai bú đêm cho trẻ là sau 6 tháng. Quá trình này cần tiến hành tuần tự, khi trẻ khoảng 1 tuổi thì nên dứt hẳn cữ bú đêm, nếu không trẻ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất.

Dưới đây là những tác hại của việc duy trì cho trẻ bú đêm mà các bác sĩ nhi khoa đã chỉ ra:

1. Ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất

Mỗi đêm, việc trẻ thức dậy nhiều lần bú sữa mẹ sẽ khiến bé dễ bị sặc, đầy bụng, khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, trí tuệ và thể chất của bé.

Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Về mặt sinh lý, hormone tăng trưởng xuất phát từ não bộ giúp tăng chiều cao được tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện trẻ đã đi vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu sau khi ngủ từ một đến hai tiếng đồng hồ.

Nếu trẻ ngủ trễ, tối dậy bú sữa nhiều lần, trăn trở, ngủ không ngon giấc vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tiết hormone tăng trưởng làm trẻ chậm phát triển chiều cao.

Thức dậy nhiều lần trong đêm để bú mẹ khiến trẻ ngủ không sâu giấc (Ảnh minh họa).

2. Nguy cơ sâu răng

Sau khi mẹ cho trẻ bú đêm, hầu như các mẹ đều quên và không thể làm sạch khoang miệng cho trẻ, sữa mẹ đọng lại trong khoang miệng của trẻ về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng.

Cách cai sữa đêm cho bé

1. Cai sữa từ từ và giảm dần cữ sữa

Khi cai sữa mẹ nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc cắt giảm cữ bú.Nếu bé vẫn bú mẹ mỗi 3 giờ, thì vào khoảng bé 9 tháng, bạn cần giãn dần cữ bú xuống 4 – 5 giờ/lần, tiếp tục từ từ giảm cữ rồi từ từ cắt hẳn.

2. Bổ sung dưỡng chất cho bé

Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần giúp con làm quen với thực phẩm thay thế như sữa ngoài và ăn dặm. Các mẹ đọc thêm bài “ăn dặm là gì” nhé!

3. Giữ kiên nhẫn với bé

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể trở nên cứng đầu và cáu kỉnh trong quá trình cai sữa. Đơn giản đó là cách bé phản ứng với sự thay đổi. Bé thèm sữa có thể khóc lóc, lúc này nên nhờ người hỗ trợ mẹ bế con để bé quên đi “ti mẹ”.

4. Cai sữa mẹ

Cai sữa là điều bắt buộc, đây là một giai đoạn phát triển tự nhiên của bất cứ một đứa trẻ nào. Nó giúp đứa trẻ dần tự lập trong việc ăn uống cũng như giúp mẹ có nhiều thời gian hơn có các hoạt động khác. Hy vọng các mẹ đã có câu trả lời khi nào nên cai sữa cho riêng mình rồi. Mỗi gia đình là khác nhau, nếu bạn và em bé chưa sẵn sàng để cai sữa thì hãy từ từ. Đừng so sánh mình với gia đình nhà khác, nó sẽ càng khiến bạn cảm thấy áp lực và đưa ra quyết định sai lầm các mẹ nhé!

Những lưu ý khi cai sữa đêm cho trẻ

Với trẻ em, bú mẹ không đơn thuần là ăn uống mà còn là một trò chơi, một nhu cầu tình cảm. Vì vậy, các mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho trẻ bú đêm vì điều đó có thể khiến trẻ bị sốc và sinh biếng ăn.

Tốt nhất là nên giảm từ từ, khi ngừng hẳn việc cho bú đêm, người mẹ sẽ thấy xót ruột vì trẻ có thể quấy khóc, hờn dỗi, bỏ ăn. Tuy nhiên, lúc này cần dứt khoát vì chỉ cần bạn mềm lòng cho bú lại, những lần cai bú đêm sau sẽ rất khó khăn.

Không nên cai bú đêm cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi, khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hóa còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất)./.

Thu Hà T/H

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/cai-bu-dem-sai-sai-thoi-diem-cac-me-dung-hoi-tai-sao-con-coi-coc-cham--523969.htm