Cải thiện điều kiện lao động làng nghề

Đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề là nỗi lo về an toàn vệ sinh lao động, bởi không ít vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Trước tình trạng này nhiều chủ cơ sở sản xuất đã có ý thức hơn trong việc bảo đảm an toàn và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho các lao động.Chủ cơ sở Nguyễn Văn Đủ - Làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng YênChủ cơ sở Nguyễn Văn Thiện - Làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng YênAnh Đào Văn Khánh – Công chức Văn hóa Xã hội xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng YênÔng Vũ Như Văn – Hội An toàn vệ sinh lao động Việt NamÔng Nguyễn Anh Thơ – Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐTB&XH

Tủ thuốc và các vật dụng bảo hộ được đặt ngay tại nơi làm việc. Cùng với đó là những tấm biển nội quy phòng cháy chữa cháy, an toàn khi sử dụng máy móc. Không những thế cơ sở sản xuất này còn trang bị bàn làm việc cho thợ giúp tư thế ngồi thoải mái hơn, cải tiến không gian làm việc ngăn nắp, gọn gàng. Sự thay đổi này không chỉ giúp ngăn ngừa tai nạn xảy ra mà còn góp phần nâng cao đáng kể năng suất lao động.

Ngày xưa làm 8 tiếng tháy mệt mỏi nhưng công việc giờ ngồi lâu 1 tý vẫn thấy đứng dậy vẫn khoan khoái dễ chịu hơn. Đường đi lối lại khi kẻ vẽ khoa học, sắp xếp bài bản thì cảm thấy luôn luôn rộng rãi không bị chặt hẹp như trước nữa…Tốn chi phí 1 tý nhưng tính ra được lợi nhiều.

Trước đây với tâm lý chủ quan việc xước chân, tay được các lao động làng nghề cho là chuyện nhỏ nhưng nay suy nghĩ và nhận thức của họ đã thay đổi hoàn toàn. Hầu hết các hộ gia đình trong làng nghề này đều đưa ra những sáng kiến cải tiến điều kiện làm việc và bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất phù hợp với mình.

Bảo vệ chính mình đã trước tiên xong đén an hem quanh xưởng, hàng xóm mình đầu tiên đã. Không có sức khỏe thì làm gì nữa.

Ủy Ban xã và các ban ngành đoàn thể đã vào cuộc thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, băng đĩa, băng rôn, rơi và các hội nghị. Các đối tượng lao động sản xuất thường xuyên quan tâm đến làng nghề.

Sự chuyển biến này là kết quả của việc triển khai Dự án An toàn và sức khỏe cho lao động trẻ do Bộ LĐTB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế và chính quyền địa phương thực hiện thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn cải thiện điều kiện làm việc.

Chọn 2 làng nghề đồng và gỗ mỹ nghệ ở Hưng Yên này. Chúng tôi tập huấn k chỉ giới thiệu hướng dẫn ngoài ra tập huấn xong còn yêu cầu mọi người làm sao có sự thay đổi, tự họ đăng kỹ để cải thiện thì lúc đó cũng có một số gia đình họ ngại.

Để duy trì tiếp tục cần sự đầu tư của chủ cơ sở và kiến thức của đổi tượng lao động, đặc biệt là sự tham gia của chính quyền địa phương. Các vấn đề cải thiện hoàn toàn có thể lựa chọn cải thiện đơn giản rẻ tiền bằng sức lực của người lao động và chủ cơ sở đó.

Cải thiện điều kiện lao động làng nghề không chỉ giúp người lao động tránh được những tai nạn đáng tiếc mà còn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong tổng số 5.000 làng nghề trên cả nước hiện nay vẫn còn nhiều nơi chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/cai-thien-dieu-kien-lao-dong-lang-nghe