Cảm hạnh Quan Âm, tương thông với Quan Âm, mọi việc tự tốt đẹp

Nhân kỷ niệm ngày Đức Quán Thế Âm (cũng gọi là Quan Âm) thành đạo, 19-6 ÂL, mời quý vị cùng đọc lại bài của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, về hạnh của vị Bồ-tát lớn này,

“Tu Pháp hoa, tụng phẩm Phổ môn thứ 25,thấy Bồ-tát Quan Âm có hạnh lóng nghe, tôi cũng muốn tu theo như Ngài; nhưngnghĩ khó đạt được kết quả. Tôi mới đọc thêm kinh Hoa nghiêm, thấy Ngàicó tên là Quán Tự Tại. Quán Tự Tại hay Quan Âm là một người thể hiện đầy đủ bivà trí, vì Quán Tự Tại tiêu biểu cho trí và Quan Âm tiêu biểu cho bi.

Muốn hóa độ chúng sanh phải tự cứu được mình, chưa cứu mình màcứu người là không tưởng. Bồ-tát Quan Âm trong kinh Pháp hoa cứu độchúng sanh với 12 nguyện, nhưng trước khi có 12 nguyện này, Ngài phải tự tại vơítất cả hoàn cảnh; nói cách khác, tâm Quan Âm như ngọc Ma-ni, như hoa sen khôngdính nước, không nhiễm bùn, trong sáng và có khả năng tác động người làm cho hoạn.

Ta chưa phải là Ma-ni, chưa phải là hoa sen thì việc cứu chúngsanh còn xa. Ta chỉ làm được một việc nhỏ là làm từ thiện thì cũng tốt rồi.

Tôn dung Đức Bồ-tát Quan Thế Âm tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Toàn

Trên bước đường tu, tôi chỉ lóng nghe vài việc đã làm tôi mấtăn mất ngủ cho đến muốn vỡ tim. Chẳng hạn tôi nghe trận động đất ở Nhật, hoặcnghe cơn bão lụt cuốn trôi dân làng và nhà cửa ở vùng Tây Bắc nước ta đã khiếntôi bàng hoàng, tâm luôn dao động, nên tôi không dám nghe nữa. Phải ngồi yên,tĩnh tâm, niệm Phật và cầu nguyện. Vì vậy, đừng nghe nhiều. Nghe việc khổ làmchúng ta đau lòng là bi tâm sanh ra và chúng ta giữ bi tâm này để hướng về mộtvị Phật nào đó mà cầu nguyện thì tiếp nhận được ánh quang Phật rọi vào lòngchúng ta, làm cho lòng chúng ta mát dịu. Như vậy là từ trường của Phật đã đến vơíchúng ta và chúng ta cầu nguyện để từ trường đó cũng sẽ đến với người bị nạn.

Như vậy, chúng ta phải kếtnối giữa ta với Phật, với Bồ-tát để nhận được lực gia trì của các Ngài. Sức giatrì của Phật, của Bồ-tát cho chúng ta sức mạnh để hóa giải ưu phiền trong lòngchúng ta, từ đó chúng ta mới truyền Phật tâm này đến nơi, hay đến người muốn cưúđộ. Có thể nói ta, hay Phật, Bồ-tát cứu độ, ai cứu độ thì không rõ ràng. Ta thâýPhật cứu, nhưng người thấy ta cứu, vì ta nhận được lực của Phật và Bồ-tát vàdùng lực này truyền cho họ.

Không nghĩ mình cứu, nhưng chúng sanh đến cám ơn tôi, bấy giờ,tôi mới nhận ra mình là trung gian giữa Phật và chúng sanh, có thể hiểu đó làhóa Phật, hay hóa thân Phật, vì ta không phải là Phật, nhưng đem Phật vào lòng,nên lòng chúng ta và Phật là một. Ánh quang Phật rọi lòng ta sáng thì ta trởthành hóa Phật mới có năng lực hóa giải nghiệp chúng sanh. Cầu nguyện có kết quảlà vậy; nhưng cầu nguyện không kết quả vì tâm chúng ta không thanh tịnh và ánhquang Phật không rọi vào lòng chúng ta được.

Tôi thực tập pháp này, có lúc Phật hiện hữu trong lòng tôi thìtâm tôi rất thanh tịnh, nhưng hướng đến hoàn cảnh khổ của chúng sanh thì khổ củachúng sanh hiện vào lòng và Phật biến mất; nghĩa là Phật khi ẩn khi hiện tronglòng chúng ta và nghiệp chúng sanh cũng khi ẩn khi hiện trong lòng chúng ta, thậtlà cả một mớ lộn xộn.

Khi chúng sanh hiện vàothân chúng ta thì chúng ta trở thành chúng sanh thân. Khi Phật hiện vào thânchúng ta thì chúng ta trở thành Phật thân. Phật cũng ta, mà chúng sanh cũng làta. Vì vậy, kinh Hoa nghiêm nói rằng Phật có 10 loại thân, thân cao nhấtlà Tỳ Lô Giá Na thân và thân thấp nhất là địa ngục thân. Lúc chúng ta nghe tiếngthan khóc kêu cầu của chúng sanh ở địa ngục, ta tiếp nhận âm thanh này khiếnlòng chúng ta đau khổ, sẽ hiện thân đau khổ; lúc đó, chúng ta mang thân địa ngụcvà hiện tướng đau khổ. Còn ở thiền định, cảm Phật, ánh quang Phật rọi vào lòngchúng ta sáng thì nét mặt chúng ta hân hoan. Tôi để ý người tu lúc ngồi yên thâýtừng niệm tâm họ thay đổi, nên nét mặt cũng thay đổi. Thiền sư ngồi thiền,nhưng mỉm cười là biết họ đang tiếp nhận năng lượng của Phật, của Bồ-tát, hay củathiền sư nào đó gia bị, thì họ là hóa thân của thiền sư, của Phật, hay của Bồ-tát.

Có lần tôi nhìn Hòa thượng Thanh Từ, nghĩ rằng ngài là hóa thâncủa Phật hoàng Trần Nhân Tông, vì Hòa thượng rất tha thiết với Trúc Lâm Yên Tửvà hạnh nguyện của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chính sự tha thiết trong lòng Hoàthượng mới cảm nhận được lực gia bị của Trần Nhân Tông khiến cho Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử được phục hồi. Nhìn gần là Hòa thượng Thanh Từ phục hồi phái này,nhưng nhìn xa thấy là Phật hoàng Trần Nhân Tông phục hồi.

Theo kinh nghiệm, khitôi cảm vị Bồ-tát nào thì thấy việc của tôi hình như là của Bồ-tát này làm. ĐemPhật, Bồ-tát, La-hán, thiền Tổ vào ngự trong lòng chúng ta thì lòng chúng ta antịnh, chúng ta liền là hóa thân của các ngài. Nhưng đem hình ảnh của người buồnphiền, tham lam, ích kỷ vào lòng mình thì mình cũng liền trở thành như vậy.

Tập hạnh Quan Âm, trước tiên là tập hạnh Quán Tự Tại, tức chúngta tự tại trước tất cả các pháp, không có gì chi phối chúng ta được, không buồnphiền. Phật hay ác ma tới, chúng ta cũng hoàn toàn tự tại, vì thấy tất cả cácpháp như huyễn. Bồ-tát Quan Âm của kinh Hoa nghiêm cứu được chúng sanh,Ngài là Quán Tự Tại của Bát-nhã. Tìm Quan Âm trong Bát-nhã, HoanghiêmPháp hoa là lộ trình mà tôi đã thực tập.

Bước đầu, chúng ta tìm Quan Âm trong Bát-nhã là chúng taquán tất cả pháp là không, ngũ uẩn giai không, tứ đại giai không và quán thâýnhư vậy thì sẽ độ tất cả khổ ách. Như vậy, Quan Âm khởi đầu quán không trước. Thựctập pháp này, tôi thường nói chết là cùng thì đối với tất cả mọi việc trên cuộcđời, chúng ta dễ dàng bỏ qua. Người quán thuần pháp này sẽ có thái độ đặc biệt.

Điển hình như tôi thưa vơíĐức Pháp chủ Thích Tâm Tịch rằng Hòa thượng Thanh Kiểm đã mất, ngài nói quýhóa. Thường mình nghe người nào mất thì buồn, nhưng ngài lại nói quý hóa. Thiếtnghĩ đối với tâm thanh tịnh thì tất cả mọi việc, kể cả việc sống chết, hoặc việcPhật sự thành hay bại cũng đều quý hóa. Suốt cuộc đời tu của ngài chỉ có hai chữ“Quý hóa”. Thực tập như vậy, thấy lòng mình lúc nào cũng bình yên; còn vọng tưởngđiên đảo thì cái này quý hóa, cái kia khổ quá, sẽ bị đọa, vì việc xấu luôn luônnhiều hơn, đến khi thấy cuộc đời này toàn màu xám là bước vào địa ngục.

Kinh Bát-nhã rút gọn là Tâm kinh. Quan Âm thể hiệnTâm kinh. Đầu tiên Ngài có một cánh tay là Bát-nhã hay Tâm kinh có thểdiệt trừ được tất cả khổ ách của mình xong, mới chia sẻ được sự bình an cho người.Tôi nhận thấy rõ ý này.

Năm 1975, sau khi đất nước giải phóng, tôi thấy quý thầy có ngươìtìm cách thoát, có thầy nghĩ là trở về nhà, vì phần nhiều tu trốn quân dịch,còn một số cán bộ nằm vùng thì đeo băng đỏ đi làm việc. Họ tập trung đến tôi, nêútôi tiếp thu tất cả tâm trạng của họ chắc là sẽ vỡ tim.

Tôi lên chánh điện tụngkinh Pháp hoa thì hình ảnh của chư Phật từ quá khứ đến hiện tại và vịlai hiện hữu trong lòng khiến tôi cảm thấy ấm áp. Chính sự ấm lòng này mới tácđộng những người thấy tôi bình tĩnh tụng kinh, họ cũng bắt chước tụng kinh và lạyPhật theo. Cuối cùng đâu cũng vào đó, người làm cách mạng ở chùa thì trở về đơìlàm quan làm tướng, người tu bất đắc dĩ thì trở về nhà. Và người tin Phật thìan ổn.

Đầu tiên chúng ta hóa giải nghiệp mình xong, mới hóa giải đượcnghiệp của chúng sanh là trí Bát-nhã của Quan Âm mà chúng ta phải thực tập. Còntâm bất an, không hóa giải được lòng mình, nên bám vào bộ kinh nào và hành trạngcủa vị Phật, Bồ-tát nào, nhờ ánh quang của các Ngài soi rọi cho chúng ta tìm đượcchỗ an trú.

Cánh tay phải của Quan Âmlà Bát-nhã, nên Ngài tu Bát-nhã trước. Ngài Trí Giả phán giáo rằng trong suốt22 năm, Phật nói Bát-nhã là quét sạch phân nhơ. Quý vị có buồn phiền đau khổkhó giải quyết, cứ đem kinh Bát-nhã ra tụng. Đọc từng chữ thấm vào lòngmình, thấy toàn vũ trụ là không, tức thế giới chơn không hiện ra cho chúng ta,ngã không, pháp không, tất cánh không. Tất cả là không và từ không này bắt đâùtập hợp lại tất cả Phật, Bồ-tát, chơn Tăng đều hiện ra trong chơn không.

Bước đầu quét sạch chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanhphiền não, bấy giờ Phật, Bồ-tát xuất hiện trong Pháp giới là qua kinh Hoanghiêm thì Bồ-tát Quan Âm trở thành Bồ-tát Quán Tự Tại đối với tất cả cácpháp, thân và tâm tự tại, Bồ-tát Quan Âm hóa giải người tự tại theo.

Như tôi tụng kinh Pháp hoa, Phật gia bị tôi bình an, ngươìtới bắt chước tụng kinh theo cũng được bình an. Đạo tràng Pháp Hoa thành lập từnguồn gốc này. Tất cả người tu phải cảm được Phật, Bồ-tát gia bị cho chúng ta.Còn Phật tử đạo tràng mà nghĩ mình là Phổ Hiền, là Quan Âm, nhưng chẳng có gìgiống các Ngài là điều nguy hiểm, bị đọa, vì Bồ-tát Quan Âm và Phổ Hiền chưavào lòng quý vị. Hạnh nguyện của các Ngài quá lớn đòi hỏi chúng ta phải dụngcông lớn may ra mới đến với các Ngài được.

Và khi Pháp giới hiện ra thì không có gì không phải là Phật, đólà Phật của kinh Hoa nghiêm. Thế giới Bát nhã không có gì. Thế giới Hoanghiêm chỉ có Phật và Bồ-tát, vì ác ma, địa ngục cũng biến thành Phật. Tiếng suôíreo, gió thoảng…, không có gì nằm ngoài Pháp tánh không phải là Phật.

Từ kinh Bát-nhã bước sang kinh Hoa nghiêm thành Bồ-tátQuán Tự Tại và Bồ-tát Quan Âm trong Pháp hoa tay phải có Bát-nhã, taytrái có Hoa nghiêm, nên Ngài hiện ra 32 thân, tức loại hình nào Quan Âm cũngvào được mới lắng nghe được tất cả chúng sanh.

Ta hướng về Đức Quan Âm, ánh quang của Bồ-tát Quan Âm rọi vàolòng chúng ta, phá tan u ám trong lòng ta, không còn thấy khó khổ; nói cáchkhác, chúng ta không còn ham muốn, kể cả ham sống, nhưng vẫn sống. Còn ngươìham sống, nhưng không sống được. Cuộc đời tôi nhiều lần tưởng chết, nhưng sauthấy mình vẫn còn, mới thấy nhờ Bồ-tát Quan Âm cứu khổ ban vui.

Mong rằng quý vị cảmnhận được hạnh Quan Âm và tạo được sự tương thông với Ngài để nhận được lực giabị thì mọi việc tự tốt đẹp cho mình”.

HT.Thích TríQuảng
(Bài đăng trên số đặc biệt, tuần báo Giác Ngộ số 1020)

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//phathoc/triethoc/2019/10/16/7ff283/