Cam kết của cộng đồng Phật giáo thế giới góp phần xây dựng hòa bình cho nhân loại

Sau chuỗi sự kiện, hoạt động trong 3 ngày chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019, sáng 14-5, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Tam Chúc, Hà Nam đã diễn ra lễ bế mạc, ra Tuyên bố chung với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chương trình hội thảo trong khuôn khổ Vesak 2019, diễn ra vào ngày 13-5, Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 110 bài tham luận của các học giả, các nhà khoa học trong nước về các lĩnh vực, xoay quanh chủ đề chính là cách tiếp cận của Phật giáo về lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Từ đó, Ban tổ chức đã phân thành năm phiên diễn đàn cụ thể như: sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0; cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ bế mạc

Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ bế mạc

Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ bế mạc

Với vai trò là tổng điều phối các phiên hội thảo, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Ban Phật giáo quốc tế, Phó Tổng thư ký Vesak Liên hợp quốc 2019 cho biết, hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, trong đó chủ đề “Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững” nhận được nhiều tham luận nhất.

Ông đánh giá cao chất lượng các bài tham luận của các học giả tham gia tại hội thảo đã giành nhiều tâm huyết nghiên cứu và đưa ra các quan điểm về các chủ đề được đề cập. Trong đó, diễn đàn trách nhiệm vì hòa bình bền vững đã nhận được các bài nghiên cứu học thuật nhiều nhất.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc diễn văn bế mạc

Tại diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: Với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo của toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” đã nói lên tầm vóc, ý nghĩa lớn lao của Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, cùng với sự khẳng định giá trị cốt lõi về hòa bình và trí tuệ trong giáo lý của Đức Phật, hơn bao giờ hết, càng cần thiết được phổ biến trong xã hội ngày nay để xây dựng sự phát triển bền vững và hòa bình đích thực cho nhân loại.

Hội thảo khoa học quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay kết tinh trí tuệ và niềm hứng khởi của hơn 1650 đại biểu quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 3000 Chư tôn đức Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được đúc kết trong Tuyên bố Hà Nam 2019. Đây là cam kết của cộng đồng Phật giáo thế giới góp phần xây dựng hòa bình cho nhân loại.

Các đại biểu tham dự lễ bế mạc

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu gửi lời cảm ơn các vị lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó tổng thống – Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan và Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã dành những tình cảm đặc biệt cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam.

Đồng thời Hòa thượng cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao và các vị đại biểu khách quý đã giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công tác tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đặc biệt nhất trong các kỳ tổ chức Vesak trên thế giới.

Hòa thượng GS. TS. Brahmapundit - Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) phát biểu

Hòa thượng GS. TS. Brahmapundit - Chủ Hòa thượng GS. TS. Brahmapundit - Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) phát biêủtịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) phát biểu, bày tỏ niềm hoan hỷ khi tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 được tổ chức Tam Chúc, Hà Nam.

Hòa thượng chúc mừng Đại lễ đã tổ chức vô cùng thành công, đồng thời trân trọng gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hết sức ủng hộ, tạo điều kiện cho công tác tổ chức. Qua đó, Hòa thượng tri ân đối với Giáo hội và những cá nhân đã nỗ lực tổ chức Đại lễ, qua thành công Đại lễ, cho thấy Phật giáo Việt Nam là tổ chức mạnh mẽ, phối nối kết với Phật giáo thế giới, chung tay giữ gìn hòa bình thế giới, cảm ơn những tình nguyện viên đã dốc sức không mệt mỏi cho sự thành công của Đại lễ lần này.

Hòa thượng Brahmapundit gửi lời cảm ơn các nhà lãnh đạo Phật giáo đã tin tưởng ICDV… vào việc tổ chức Đại lễ, qua những lần tổ chức Đại lễ như thế sẽ có cơ hội cùng ngồi lại, kiến tạo cho thế giới tốt đẹp hơn. Hòa thượng khẳng định giáo lý của Đức Phật có khả năng mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người nếu ai cũng biết ứng dụng vào cuộc sống.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ bế mạc

Trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã nêu bật những tinh hoa tư tưởng Phật giáo đã kết nối, trong tinh thần hữu nghị những người có chung tư tưởng hòa hòa hợp. Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định đây là cơ hội để các vị giáo phẩm, học giả Phật giáo cùng ngồi lại để thảo luận về một thế giới hòa bình, một xã hội bền vững thông qua các diễn đàn xoay quanh chủ đề Đại lễ.

Từ đây, đưa ra tuyên bố chung Hà Nam, thể hiện ý chí của tất cả đại biểu, cùng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Phó Thủ tướng nêu rõ về những thành tựu tốt đẹp về kinh tế-xã hội của Việt Nam đồng thời khẳng định Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các tôn giáo. Việt Nam sẽ có các chính sách tốt hơn nữa trong tất cả lĩnh vực. Thay mặt Chính phủ, ông đánh giá cao công tác tổ chức Đại lễ, các ban, bộ ngành liên quan và tỉnh Hà Nam, cùng tâm sức của tất cả đại biểu làm cho Đại lễ thành công tốt đẹp...

Thái Phương

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/cam-ket-cua-cong-dong-phat-giao-the-gioi-gop-phan-xay-dung-hoa-binh-cho-nhan-loai-148106.html